Chứng khoán Châu Á tăng điểm nhờ Mỹ đạt được thỏa thuận cơ sở hạ tầng
Nikkei 225 NIK điểm chuẩn của Nhật Bản, tăng 0,8% trong giao dịch buổi sáng. Kospi 180721 của Hàn Quốc, tăng 0,7% và S&P/ASX 200 XJO của Úc, tăng 0,5% khi Sydney phong tỏa trong bối cảnh số ca COVID-19 gia tăng đáng lo ngại.
HSI Hang Seng của Hồng Kông, tăng 1%, trong khi Shanghai Composite SHCOMP, tăng 0,4%. Cổ phiếu giảm ở Malaysia FBMKLCI, nhưng tăng ở Singapore, Đài Loan và Indonesia JAKIDX.
Yeap Jun Rong, chiến lược gia thị trường tại IG ở Singapore, cho biết: “Sự đột phá trong các cuộc đàm phán về chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đêm qua đã truyền cảm hứng. Các kế hoạch chi tiêu trước đây đã là một tín hiệu tích cực cho thị trường... Có thể thấy sức mạnh trong các lĩnh vực nghiêng về phục hồi kinh tế và mở cửa trở lại".
Tại Tokyo, cổ phiếu Panasonic Corp. 6752 tăng vọt sau khi có báo cáo rằng họ đã bán toàn bộ cổ phần của mình trong Tesla Inc., với giá gần 4 tỷ USD.
Chứng khoán Châu Á tăng điểm nhờ sự phục hồi tại Phố Wall, diễn ra sau khi Tổng thống Joe Biden công bố đạt được đủ số phiếu lưỡng đảng thỏa thuận về chi tiêu cơ sở hạ tầng. Ảnh: AP.
Nền kinh tế Mỹ phục hồi là một lợi ích cho khu vực Châu Á có định hướng xuất khẩu. Mặc dù việc triển khai vaccine ở Châu Á bị chậm hơn hầu hết các khu vực của Mỹ và Châu Âu, nhưng lợi ích từ sự phục hồi ở nước ngoài có thể sẽ đến rất nhanh trước khi có khả năng miễn dịch cộng đồng tại Châu Á.
Tại Phố Wall, chỉ số S&P 500 đánh dấu một mức cao kỷ lục khác, đánh bại mức đỉnh mà nó thiết lập vào đầu tuần trước. Cổ phiếu tăng thêm vào buổi chiều sau khi Biden công bố thỏa thuận cơ sở hạ tầng, điều chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho các công ty trong ngành xây dựng.
Kế hoạch chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 973 tỷ USD trong 5 năm được lưỡng đảng ủng hộ, là đỉnh điểm sau nhiều tháng đàm phán. Chính quyền Mỹ vẫn còn một kế hoạch chi tiêu lớn hơn có thể thực hiện vào cuối năm nay.
Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư của Liên minh Cố vấn Độc lập IAA, cho biết thỏa thuận được đề xuất thuận lợi cho các cổ phiếu công nghiệp, tài chính và năng lượng, mặc dù “sự tái mở cửa chung của nền kinh tế và đổi mới, tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 là động lực có khả năng nhất” của thị trường trong tương lai.
Chỉ số S&P 500 SPX, tăng 24,65 điểm, tương đương 0,6%, lên 4.266,49 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones DJIA, tăng 322,58 điểm, tương đương 1%, lên 34.196,82 điểm. Nasdaq COMP, tăng 97,98, tương đương 0,7%, lên 14.369,71 điểm.
Thị trường đã bình ổn trở lại kể từ khi FED gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư vào tuần trước khi cho biết họ có thể bắt đầu tăng lãi suất ngắn hạn vào cuối năm 2023, sớm hơn dự kiến, nếu lạm phát cao gần đây vẫn tiếp diễn.
Mức lãi suất siêu thấp mà FED đưa ra để giúp nền kinh tế vượt qua đại dịch đã làm tăng giá trên khắp các thị trường và bất kỳ thay đổi nào cũng sẽ là một vấn đề lớn. Vì vậy thông báo của FED đã kích hoạt việc bán cổ phiếu và tăng lợi tức trái phiếu kho bạc vào tuần trước.
Tuy nhiên, việc bán ra đã đảo ngược trong tuần này. Ba chỉ số chính đều tăng hơn 2% trong tuần này và một lần nữa đạt gần tới mức kỷ lục.
Trong giao dịch năng lượng, giá dầu thô CLQ21 chuẩn của Mỹ, tăng 14 cent lên 73,44 USD/thùng. Dầu thô Brent BRNQ21, tiêu chuẩn quốc tế, tăng 16 cent lên 75,72 USD/thùng.
Trong giao dịch tiền tệ, USD so với yên Nhật USDJPY, đã tăng lên 110,91 yên Nhật từ 110,87 yên.
Tiệp Nguyễn