Chuyên gia Harvard: hậu COVID-19, start-up nên gác giấc mơ "kì lân" để vận hành như lạc đà

14:57 | 22/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Các start-up cũng nằm trong vòng xoáy ảnh hưởng của nền kinh tế suy giảm hậu COVID-19 nên chuẩn bị những biện pháp "phòng thủ" là điều vô cùng cần thiết.
Sau đại dịch COVID-19 và cuộc suy thoái toàn cầu, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà phát minh, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư đều đang trải qua giai đoạn 'bình thường mới' với vô số điều kiện đầy thách thức trên thị trường. Câu hỏi của hiện tại không phải làm thế nào để thành công mà là làm thế nào để sống sót.
 
Theo các chuyên gia kinh tế tại Đại học Havard (Mỹ), thay vì tham vọng làm "kì lân" thì lạc đà mới là linh vật phù hợp cho giai đoạn này. Chúng có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cần thức ăn, thách thức cái nóng như thiêu đốt của sa mạc và thích nghi với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu. Vậy bí quyết của chuyên gia để những chú "lạc đà khởi nghiệp" có thể thích nghi trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang trở nên khắc nghiệt là gì?
 
Nhận định của chuyên gia Havard về start-up hậu COVID-19
Ước vọng hóa kì lân của các start-up sẽ phải tạm gác lại trong thời kì hậu COVID-19
 
Các startup không nên áp dụng chiến lược chớp nhoáng hay theo đuổi quy mô lớn mà nên lựa chọn cách tăng trưởng cân bằng hơn, bao gồm 3 yếu tố chính: Định giá phù hợp ngay từ đầu, quản lý chi phí thông qua vòng đời và thay đổi quỹ đạo.
 
Định giá phù hợp ngay từ đầu quan trọng bởi startup ở các thị trường đang phát triển không cung cấp sản phẩm miễn phí hoặc được trợ giá để duy trì tăng trưởng, dẫn đến tình trạng "tỉ lệ cháy hàng" cao. Thay vào đó, họ tính phí khách hàng theo giá trị sản phẩm ngay từ đầu. Giá bán không phải là rào cản đối với tăng trưởng mà là một tính năng của sản phẩm phản ánh vị trí thị trường và chất lượng của thương hiệu.
 
Để đáp ứng theo cách định giá ở trên, start-up sẽ quản lí chi phí thông qua vòng đời của công ty để phù hợp với đường cong tăng trưởng dài hạn. Matt Glotzbach, Giám đốc điều hành của Quizlet, một công ty hỗ trợ học tập và giáo dục trực tuyến, áp dụng rất thành công chiến lược này trong chi phí mua lại và vận hành: "Ai cũng muốn có một doanh nghiệp tồn tại qua tình huống xấu. Đối với tôi, khả năng phục hồi có hai yếu tố là tính kinh tế của doanh nghiệp đối với người dùng và nhà sáng lập đầu tư cho số lượng nhân viên trước đường cong doanh thu để thúc đẩy tăng trưởng ở mức nào. Chúng tôi đưa ra quyết định có tính toán và  vọng vào các khoản đầu tư. Nếu chúng tôi đúng, chúng tôi sẽ phát triển đáng kể và nếu chúng tôi sai, chúng tôi sẽ không bị thiệt hại quá lớn".
 
Nhận định của chuyên gia Havard về start-up hậu COVID-19
Lời khuyên chuyên gia dành cho những "start-up lạc đà"
 
Kiểm soát tốt những cú sốc tài chính trong giai đoạn đầu khởi nghiệp sẽ chuẩn bị cho các công ty mới vượt qua mọi điều kiện khắc nghiệt nhất về lâu dài. Dòng tiền của nhóm công ty khởi nghiệp theo phong cách "lạc đà" rất khác, họ không tránh né các cú tăng trưởng nhảy vọt hoặc tài trợ vốn mạo hiểm nhưng quỹ đạo mở rộng và tỉ lệ đốt tiền của họ sẽ thấp hơn đáng kể. Đây chính là thay đổi quỹ đạo.
 
Sinh tồn thường là chiến lược chính kéo dài thời gian xây dựng mô hình kinh doanh, tìm ra một sản phẩm gây được tiếng vang trên thị trường và phát triển các hoạt động có thể mở rộng quy mô. Đối với nhiều người, đột phá không đến ngay lập tức mà xảy ra muộn hơn trong dòng đời của doanh nghiệp. 
 
Bằng cách ưu tiên tăng trưởng cân bằng, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, cũng như đào sâu thị trường và đa dạng hóa sản phẩm để có khả năng phục hồi, nhóm startup lạc đà không chỉ sống sót qua nhiều cú sốc thị trường mà còn phát triển trong cả những giai đoạn tốt và xấu.
 
Thanh Thùy (T/h)