Covid-19 gia tăng cuộc chiến với bất bình đẳng sâu sắc

06:30 | 08/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Thảm họa Covid-19 đã làm nới rộng khoảng cách giàu nghèo, nhưng thông qua hợp tác chúng ta có thể thay đổi để xây dựng một thế giới ổn định.

Thực trạng khẩn cấp của khí hậu, cuộc khủng hoảng toàn cầu Covid-19 và chiến sự ở Afghanistan đều có điểm chung là sự hợp tác thất bại ê chề của các nước cường quốc hang đầu với nhau.

Những thất bại này vô hình chung đã khiến mâu thuẫn ngày càng gia tăng trong vấn đề bất công của điều kiện phúc lợi, dinh dưỡng, giới tính, chủng tộc và thu nhập. Toàn cầu hóa biến thế giới trở lên “phẳng” hoặc xúc tiến việc thu hẹp khoảng cách địa lí toàn cầu đã ngày càng trở lên quan trọng.

Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Nairobi, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN.

Các cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với người dân nghèo. Ở Châu Phi, mùa màng và sinh kế của những người sống trên vùng đất mỏng manh nhất là những nơi đầu tiên bị phá hủy bởi biến đổi khí hậu. Và trong khi chỉ 1,8% người dân ở các nước nghèo đã nhận được một liều vắc-xin Covid-19, đại đa số người dân ở các nước giàu đều đã tiêm đủ 2 mũi rồi.

Đại dịch cũng đang làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế. Trong khi các nước giàu đã tìm được hơn 17 tỷ đô la để duy trì hoạt động kinh doanh, duy trì việc làm và củng cố mạng lưới an toàn, thì các nước nghèo có rất ít khả năng để làm điều tương tự. Kết quả là hơn 100 triệu người đã bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực và khoảng 118 triệu người nữa đã phải đối mặt với nạn đói kinh niên, làm cho hậu quả kinh tế của Covid-19 gây chết người nhiều hơn so với bản thân virus.

Việc các nước giàu không thực hiện đúng cam kết hỗ trợ các nước nghèo đã khiến các mục tiêu phát triển bền vững và hiệp định Paris nhằm ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C bị trật bánh.

Các cuộc khủng hoảng khí hậu, Covid-19 và xung đột không chỉ nới rộng khoảng cách giữa các quốc gia giàu và nghèo mà còn đang làm gia tăng bất bình đẳng trong nội bộ các quốc gia có thu nhập cao.

Ở vương quốc Anh, người dân thuộc nhóm 10% nghèo nhất trong xã hội có rủi ro chết bởi dịch bệnh cao gấp 400% so với nhóm thuộc giới thượng lưu. Không chỉ những thế, có hơn một triệu người dân chuẩn bị gia nhập nhóm thất nghiệp khi chính phủ nước này quyết định sẽ bỏ gói hỗ trợ doanh nghiệp trong những tháng sắp tới.

Ở các nước giàu, gói cứu trợ của chính phủ có thể đã giảm bớt gánh nặng kinh tế, nhưng sau thời gian tạm lắng do các đợt đóng cửa, năm 2023 có nguy cơ là năm phát thải carbon cao nhất vì chi tiêu cho cơ sở hạ tầng dẫn đến nhu cầu về than, thép và xi măng tăng vọt.

Toàn cầu hóa là nguồn gốc của sự cải thiện sinh kế lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng việc không quản lý được nó sẽ dẫn đến những rủi ro hệ thống xoắn ốc, chẳng hạn như các cuộc tấn công mạng và khủng hoảng tài chính. Chủ nghĩa dân tộc càng mạnh sẽ khiến suy yếu sự hợp tác ngoại giao, phát triển chung đẩy lùi, tái phát khủng hoảng dẫn đến gia tăng bất bình đẳng. Điều này thúc đẩy sự tức giận chống lại một hệ thống ngày càng không công bằng và làm sâu sắc thêm sự ủng hộ đối với các chính trị gia theo chủ nghĩa vì dân, những người đưa ra lời hứa sai lầm về việc bảo vệ công dân khỏi các mối đe dọa toàn cầu.

Chính sự tức giận và bất bình đẳng của cuộc khủng hoảng tài chính đã đặt nền móng cho Brexit ở Anh và chiến thắng của Donald Trump ở Mỹ, cũng như sự trỗi dậy của nền chính trị cực đoan khắp châu Âu. Sự chia rẽ trong xã hội sẽ dẫn đến sự chia rẽ toàn cầu-một điều vô cùng nguy hiểm.

Tất cả điều này có thể không bị mất, với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sắp tới và hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 sẽ đề xuất các cơ hội thay đổi hướng đi. Điều này đòi hỏi phải vượt qua sự thoái lui về chủ nghĩa dân tộc, bắt đầu bằng cam kết công bằng đối với việc phân phối vắc xin toàn cầu và thực hiện một thỏa thuận mới xanh toàn cầu.

Chúng ta cần rút kinh nghiệm từ những bài học của một thế kỷ trước, khi những sai lầm chính sách lớn trong thập niên 20 bùng nổ dẫn đến chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng, vẽ ra rõ rệt bất bình đẳng, mà đỉnh điểm là chiến tranh thế giới thứ 2. Quyết tâm của Winston Churchill và Franklin Roosevelt để đảm bảo tương lai mà các thảm họa sẽ không xảy ra đồng nghĩa là giữa cuộc chiến kiến ​​tạo đó, một trật tự thế giới mới đã được tạo ra.

Liên hợp quốc, các tổ chức Bretton Woods và Marshall Plan được tạo ra nhằm cung cấp hòa bình và tái thiết kinh tế ở nước ngoài, và các tổ chức phúc lợi để giải quyết bất bình đẳng trong nước, dẫn đến “thời kỳ vàng son của chủ nghĩa tư bản”.

Điều cần thiết bây giờ không phải là sự phục hồi từ đại dịch so với những gì chúng ta đã có trước đây, hoặc tái tao lại thể chế sẵn có từ trước Covid. Đó là điều dẫn đến các cuộc khủng hoảng khí hậu, xung đột và Covid mà chúng ta phải đối mặt. Trừ khi chúng ta giảm bớt sự bất bình đẳng ngày càng tăng trong phạm vi quốc gia của chúng ta và các vấn đề đó, tôi đảm bảo chúng ta đang hướng tới một tương lai ảm đạm.

Sự thay đổi có thể gây khó khăn nhưng ít đáng sợ hơn nhiều so với việc không làm gì. Những nước đi trong chính sách của chính phủ, tình trạng doanh nghiệp và các lựa chọn cá nhân trong 18 tháng qua đã chứng tỏ rằng các giải pháp không tưởng hoàn toàn có thể xảy ra. Thực vậy, tinh thần sẵn sàng đổi mới lớn hơn nếu chúng ta muốn vượt qua bất bình đẳng và xây dựng nền tảng của một thế giới bền vững và ổn định hơn.

Duy Đạt (dịch từ Financital times)