Đà Nẵng - đô thị thú vị nhất Việt Nam hay “Singapore mới của châu Á”?

Hằng Thu 11:12 | 28/05/2023 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Năm 2019, cẩm nang du lịch uy tín Lonely Planet giới thiệu Đà Nẵng là một trong những đô thị thú vị nhất Việt Nam. Song song, nhiều chuyên gia kỳ vọng Đà Nẵng sẽ là “Singapore mới của châu Á”. Chân dung đô thị đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư bậc nhất cả nước đang dần lộ diện.

 

Đà Nẵng hút đông đảo cư dân toàn cầu sinh sống và làm việc

 

Điểm đến trên các bảng xếp hạng

Nhiều năm qua, Đà Nẵng đã thành “gương mặt” quen thuộc trên hầu khắp bảng xếp hạng du lịch danh giá thế giới. Đơn cử, chỉ trong năm 2022, điểm đến này đã nhận về “cơn mưa” giải thưởng: Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á 2022 (WTA bình chọn); Top 21 điểm đến được yêu thích nhất Châu Á năm 2022 (TripAdvisor bình chọn); Top 3 TP du lịch hàng đầu Đông Nam Á (Tạp chí Travel và Leisure bình chọn)... cùng vô số lần vinh danh dành cho các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng tại địa phương. Thương hiệu điểm đến Đà Nẵng đã tạo được chỗ đứng trên bản đồ du lịch thế giới.

Nằm ở vị trí trung tâm chiến lược tại miền Trung, TP sông Hàn là cầu nối giữa 2 dòng chảy văn hóa hiện đại và truyền thống khi một bên là những di sản văn hóa như cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An… và một bên là sắc màu năng động với các khu vui chơi - giải trí tầm cỡ Sun World Ba Na Hills, Asia Park; các quần thể nghỉ dưỡng đẳng cấp: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Premier Village Danang Resort, cùng với loạt sự kiện lễ hội quy mô như Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF do Sun Group và TP đồng tổ chức, đại nhạc hội, carnival… diễn ra thường niên.

 

 

Với quy hoạch bài bản, Đà Nẵng hội tụ yếu tố cần và đủ của thành phố đáng đến và đáng sống

Đồng thời, hiếm địa phương nào hội tụ “bộ sưu tập” tài nguyên đáng mong ước như Đà Nẵng với sông - núi - biển, đảo và rừng. Nơi đây có biển Mỹ Khê - một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới; có Nam Thiên Danh Thắng Ngũ Hành Sơn; đỉnh Bà Nà tiên cảnh; “lá phổi xanh” Sơn Trà, khu suối khoáng nóng và sông Hàn thơ mộng vắt ngang nội đô… Tất cả hội tụ thành thế mạnh để phát triển đa dạng loại hình từ du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi - giải trí đến văn hóa, ẩm thực… tạo ra các sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế nhưng vẫn có trải nghiệm hòa vào văn hóa bản địa.
 

  Thành phố Đà Nẵng rực rỡ sắc màu về đêm 

 

Hiểu rõ lợi thế sẵn có và luôn đặt du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển chung, nhiều năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực đầu tư hạ tầng, chất lượng dịch vụ để hoàn thiện chân dung TP đáng đến hàng đầu khu vực. Hiện TP có khoảng 1.280 cơ sở lưu trú du lịch với 45.889 phòng thuộc đa dạng phân khúc từ bình dân đến cao cấp và siêu cao cấp. Đà Nẵng cũng là một trong số ít thành phố "vắng bóng" người lang thang, bán hàng rong, những cơ sở dịch vụ thường xuyên được đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp, qua đó góp phần tạo nên diện mạo điểm đến văn minh, thân thiện.

Đa dạng trải nghiệm, làm du lịch chuyên nghiệp và bài bản, không ngạc nhiên khi du lịch Đà Nẵng luôn là ngôi sao sáng của cả nước và theo các chuyên gia “Đà Nẵng đã khẳng định được bản sắc của mình và làm tốt sứ mệnh trở thành nơi đáng đến.” 

Vươn mình thành thành phố đáng sống

Sau 26 năm trở thành TP trực thuộc TW, Đà Nẵng từ “điểm trũng” kinh tế, vắng bóng những tòa nhà cao tầng, phần lớn ven sông Hàn là những xóm chài nghèo, nay vươn mình thành đô thị hiện đại, năng động với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI liên tục đứng top đầu cả nước và 7 năm xếp thứ nhất trong giai đoạn 2006 - 2021.

  Các đô thị gắn liền với bên bờ Sông Hàn và những cây cầu là đặc trưng của Đà Nẵng 

Sở hữu hạ tầng đô thị, dân sinh được quy hoạch bài bản, đồng bộ, Đà Nẵng cũng đồng thời đặt mục tiêu đến 2045 sẽ trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và TP biển đáng sống đẳng cấp khu vực châu Á. Bởi vậy, hệ thống hạ tầng phục vụ an sinh - xã hội, nâng tầm diện mạo đô thị của thành phố cũng đã và đang được chú trọng. Ví như, trong năm nay, dự án chỉnh trang biến nơi đây thành Dòng sông ánh sáng trị giá 400 tỷ đồng sẽ được triển khai.

Trong khi, với hạ tầng dân sinh, Đà Nẵng cũng hiện có 15 bệnh viện công, 6 bệnh viện tư. Đáng nói, theo thống kê, năm 2022, tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân của TP đứng thứ 2 cả nước với 17,6 bác sĩ/vạn dân, con số này nổi bật hơn hẳn 2 đô thị lớn nhất nước là TP.HCM và Hà Nội.

Bên cạnh đó, hiện Đà Nẵng có 9 trường quốc tế đào tạo các cấp học từ mầm non đến đại học, giảng dạy chương trình chất lượng cao, hội nhập song ngữ, song bằng quốc tế…7 trường cao đẳng và đại học quốc tế. Lợi thế này cũng phần nào đáp ứng được thực tế nhu cầu và khả năng chi trả cho nền giáo dục chất lượng cao ngày một gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh tầng lớp các cư dân thành đạt, giới trí thức đến sinh sống, làm việc tại thành phố ngày càng nhiều.

Cùng với đó, những mảnh ghép đô thị giàu sức sống thu hút đa dạng tầng lớp cư dân “xê dịch” đến với TP từ giới thượng lưu, giới chuyên gia quốc tế, tinh hoa, trí thức… đến an cư và làm việc lâu dài cũng đang dần được bổ sung khi có sự góp mặt của những “đại bàng” lớn như Sun Group với: đô thị đảo thượng lưu Sunneva Island thuộc quần thể Thành phố hội nhập tại Đông Nam thành phố, hay Sun Cosmo Residence Da Nang tổ hợp BĐS đẳng cấp, năng động, hiện đại ven sông Hàn.

Hội tụ mọi tiềm năng trở thành một thành phố lý tưởng để an cư, tận hưởng cuộc sống, sống cân bằng hay thậm chí là nghỉ hưu, tĩnh dưỡng tuổi già, có thể nhận định, Đà Nẵng đang dần hoàn thiện chân dung của một “thành phố đáng sống”.

Hoàn thiện chân dung thiên đường đầu tư

Trong 10 tiêu chí xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, có tới 5 tiêu chí Đà Nẵng thường xuyên được chấm điểm cao gồm: Tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cùng thiết chế pháp lý và an ninh trật tự… Dễ thấy, đây đều là những điểm cộng để nâng cao năng lực thu hút đầu tư của địa phương.

 

  Phối cảnh Sun Cosmo Residence Da Nang - tổ hợp BĐS đẳng cấp, năng động, hiện đại ven sông Hàn 

Thực tế, tính đến đầu năm 2023, địa phương đã thu hút được 977 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với gần 50% vốn FDI đầu tư vào sản xuất và hơn 30% vào bất động sản và phát triển du lịch trước năm 2019.

Không chỉ có ưu thế trong cơ chế, chính sách thông thoáng, hệ thống hạ tầng kết nối hiện hữu của tâm điểm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung này cũng là nét ưu việt tạo nên sự sôi động về giao thương, gia tăng liên kết vùng cho Đà Nẵng.

Là một trong số ít địa phương có nền tảng hạ tầng hoàn thiện bậc nhất cả nước với đầy đủ không - thủy - bộ - sắt, trung tâm trung chuyển, “hub” giao thương của cả miền Trung, từ Đà Nẵng, du khách và cư dân có thể dễ dàng di chuyển đến các tỉnh lân cận, thành phố lớn trên cả nước và quốc tế. Theo thống kê, hiện Đà Nẵng có 16 chặng bay quốc tế, tần suất các chặng bay ước đạt hơn 280 chuyến/tuần. Trung bình, mỗi ngày Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng đón hơn 100 chuyến bay, với hơn 40 chuyến bay quốc tế và dự kiến sẽ đón tới 30 triệu hành khách vào năm 2050.

Là điểm đến tổng hòa của phần lớn những điều kiện đủ để định hình chân dung thành phố đáng sống, đáng đến, đáng đầu tư tầm cỡ; không thể phủ nhận sức hút của thương hiệu Đà Nẵng thời gian qua trên bản đồ du lịch cũng như đầu tư. Tuy nhiên, để nắm chắc những điều kiện cần nhằm củng cố vị thế trong cuộc đua toàn cầu, cất cánh trở thành Singapore mới của châu Á, thành phố cần có thêm tiềm lực để tạo sức bật, như chính gợi ý của PGS.TS Trần Đình Thiên: “Đà Nẵng phải trở thành “tổ ấm” của những “đại bàng” lớn. Có đại bàng mới tạo ra cảm hứng phát triển mới, sức bật mới… Điều đó vừa giúp xác định diện mạo tương lai đồng thời bảo đảm các doanh nghiệp vừa, nhỏ cùng với tập đoàn lớn hợp lực thành sức mạnh để đưa Đà Nẵng phát triển.”