Dân công sở còn giữ 3 thói xấu “nghèo sang chảnh” kiểu này thì lương chục triệu cũng vẫn thiếu
“Nghèo sang chảnh”: Nguyên nhân khiến dân công sở luôn túng thiếu
Nhiều người không khỏi thắc mắc, vì sao bản thân mình cố gắng mãi cũng không thể đổi đời trong khi người giàu mãi cứ giàu?
Lý do không phải nhờ việc được thừa kế gia sản kếch xù, tình cờ gặp may mắn đổi đời, hay đơn giản là người giàu sinh ra từ vạch đích. Thực ra, các triệu phú, tỷ phú sinh ra trong giàu có không nhiều mà đa số đều là những người xuất thân bình thường, từng phải kiếm sống chật vật, thậm chí không ít người còn lo bữa no bữa đói, đi lên từ bần hàn nghèo khổ.
Cũng có không ít người làm công ăn lương bình thường, nhưng sau nửa đời đã bắt đầu có của ăn của để, có thể tích lũy và tiết kiệm được một con số không nhỏ, đủ để mua một mảnh đất nho nhỏ không quá xa nội thành thành phố, có của cải để lại cho con cháu.
Sớm muộn gì cũng rước họa vào thân nếu chỉ biết tận hưởng mà không lo kiếm tiền.
Vậy tại sao vẫn có những người luôn rơi vào tình cảnh vay mượn, chắp vá tứ tung mỗi khi đến dịp cuối tháng? Hầu hết nguyên nhân nằm ở cách quản lý tài chính của họ.
Hầu hết chúng ta đều mắc một thói quen xấu đó là luôn suy nghĩ dù nghèo nhưng sống phải sang, hay còn được gọi là "nghèo sang chảnh". Hiện tượng của lối sống này là tâm lý luôn chạy theo vật chất, so với số tiền mình kiếm được thì lúc nào cũng tiêu nhiều hơn hoặc làm ra bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu. Vì vậy luôn dẫn tới thảm cảnh "đầu tháng có lương, cuối tháng hết tiền" hoặc đi làm nhiều năm không tiết kiệm được đồng nào.
3 thói quen được gắn mác “nghèo sang chảnh”
3 thói quen xấu mà dân công sở muốn trở nên giàu có, “rủng rỉnh” hơn, hãy nhanh chóng tránh xa ngay bây giờ:
Vay tiền để ăn chơi, chi tiêu nhiều hơn thu nhập
Với những người biết chi tiêu và quản lý tài chính, thẻ tín dụng là một thứ mang tới rất nhiều lợi ích. Thế nhưng, với những người nghèo, đặc biệt là những ai nghiện mua sắm và thích sống đời hào nhoáng, không biết kiềm chế, đây là con dao hai lưỡi đầy nguy hiểm.
Việc đầu tháng có lương, bị ngân hàng trừ nợ thẻ tín dụng, cuối tháng hết tiền, lại lấy thẻ ra “quẹt” đang trở thành một vòng luẩn quẩn không có điểm dừng của những người này. Đó cũng là lý do ta rất dễ khiến bản thân nợ nần nếu không kiểm soát tốt khi dùng thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, nếu đó trường hợp mà bạn cần một khoản vay khẩn cấp, chẳng hạn để chi trả các hóa đơn, hoặc trả nốt tiền mua nhà khi chưa có lương,... việc sử dụng thẻ tín dụng là điều có thể chấp nhận được.
Còn nếu không, người nghèo sẽ mãi mãi dậm chân trong cái bẫy chi tiêu quá tay, không thể nào thoát ra được. Theo thời gian, thói quen xấu chi tiêu quá mức, tiêu nhiều hơn con số kiếm được sẽ dần hình thành, trở thành một xiềng xích . Đây là lý do khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần, túng thiếu liên miên.
Thích tận hưởng cuộc sống
Tận hưởng cuộc sống không phải điều gì sai trái, nhưng tốt hơn hết là chúng ta phải tận hưởng phù hợp với kinh phí mình có. Nhiều người muốn thể hiện mình cũng giàu có nên cũng học theo cách người giàu thường thích đi du lịch và tận hưởng cuộc sống.
Trong xã hội, sẽ có không ít lần ta gặp những người nhìn ăn chơi xa hoa, bên ngoài bóng bẩy, nhưng thực tế lại chẳng có một xu dính túi, nếu không nói là chồng chất nợ nần.
Sau những ngày làm việc căng thẳng, nếu ta muốn thư giãn, nghỉ ngơi một chút thì không có gì là sai. Nhưng đôi khi hành động tận hưởng và thả lỏng quá mức, chỉ biết tận hưởng mà không lo kiếm tiền, chỉ khiến họ tạo ra cái mã ngoài như một vỏ bọc để những người xung quanh nhìn thấy và trầm trồ và sớm muộn gì cũng rước họa vào thân.
Thay vì hưởng thụ, hãy thử tìm cách kiếm thêm thu nhập trước, cố gắng trở nên giàu có trước đã vì ta không thể trở nên giàu có nếu chỉ nghĩ đến việc tiêu tiền, và không bao giờ làm gì để kiếm thêm tiền.
Nếu chi tiêu quá nhiều cho lối sống của mình, bạn có thể quên tiết kiệm cho tuổi già. Mặc dù không có quy tắc nào về số tiền phải tiết kiệm, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng có một số mức chung cần hướng tới. Theo chuyên gia tài chính cá nhân Laura Grace Tarpley, lý tưởng nhất là bạn có một năm lương tiết kiệm khi 30 tuổi, hai năm lương khi 35 tuổi, ba năm lương khi 40 tuổi và 6 năm lương khi 55 tuổi.
Thùng rỗng kêu to
Trong cuộc sống, có một loại người thích khoe khoang, nói những lời đao to búa lớn, luôn giao giảng đạo lý, nhưng thực chất họ chỉ là kẻ thùng rỗng kêu to vì chẳng bao giờ hành động như những gì mình nói.
Kẻ chỉ biết nói mà không biết làm thì không ai muốn tin tưởng và giao phó công việc cho.
Khi đi làm, họ luôn nói rằng mình quen ông nọ bà kia, thích khoe khoang thành tích cá nhân thế nhưng, khi thực sự có vấn đề cần xử lý, họ bắt đầu tìm cách thoái thác trách nhiệm cho người khác vì bản thân không đủ năng lực để gánh vác.
Thứ ta nhận được sẽ chỉ là lòng tin bị đánh mất một khi ta tự biến mình thành kẻ "thùng rỗng kêu to". Không ai muốn giao phó công việc, đặt lòng tin tưởng cho kẻ chỉ biết “nói như rồng leo, làm như mèo mửa”. Những người như vậy lúc nào cũng tự phụ, không lắng nghe góp ý của người khác trong khi bản thân không có năng lực, còn không có chí tiến thủ nên rất dễ gặp thất bại, khó đi đường dài.
Để trở nên giàu có, tăng thu nhập và giảm chi tiêu là hai cách đơn giản và thiết thực nhất. Đừng tự biến mình trở thành nô lệ của đồng tiền mà hãy để đồng tiền là nô lệ của chúng ta. Hãy cố gắng kiếm nhiều hơn, không phung phí tiền của, nhất định ta sẽ trở nên giàu có trong tương lai.
Xem thêm: Khổng Tử đã giải đáp lý do nhiều sếp trả lương cao cho nhân viên mới nhưng không tăng lương người cũ
Phương Thúy