`Điểm nghẽn` khiến nhiều doanh nghiệp loay hoay chưa cổ phần hóa xong?

06:43 | 20/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hàng loạt doanh nghiệp chỉ ra “điểm nghẽn” khiến cho nhiều đơn vị loay hoay với câu chuyện thực hiện Cổ phần hoá giai đoạn 2016-2020, trong khi tiến trình chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc.

Trao đổi với PV Doanh Nhân Việt Nam, bà Hạnh – Trưởng ban quản lý vốn Tổng công ty lương thực miền bắc VINAFOOD1 cho biết, trong kế hoạch tái cơ cấu 2018 - 2020 có ban hành tái cơ cấu Tổng công ty lương thực miền Bắc theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chủ trương thực hiện tái cơ cấu CPH trên 3 công ty trong đó có 2 công ty con và công ty mẹ đều 100% vốn nhà nước. Hiện nay, các đơn vị thành viên khác là công ty con đã hoàn thành hết cơ cấu. Cụ thể, đã CPH 2 công ty con là Lương thực Lương Yên và Muối Việt Nam hóa theo lộ trình, dự kiến tới Quý 1/2021 sẽ bán cổ phần, Quý 2 tiến sang cổ phần hoá.

Theo bà Hạnh, Công ty Lương Yên dự kiến Quý 2/2021 sẽ bán cổ phần và đến Quý 3 sẽ tiến sang cổ phần hóa. Từ 2017 tới nay cổ phần hóa theo nghị định 126 yêu cầu các dn phải hoàn thành mới đc cổ phần hóa. Công ty Lương Yên và Muối Việt Nam tổng công ty chỉ đạo tiến hành trong 1 năm phải hoàn thành Cổ phần hóa. Về phía Tổng công ty mẹ VINAFOOD1 sau khi có quyết định của Bộ NN&PTNT và 126 của Chính Phủ, Tổng công ty phải được phê duyệt phương án sắp xếp về nhà đất thì mới ban hành cổ phần hóa. Lộ trình hiện tại Tổng công ty VINAFOOD1 đã trình đc 80% phương án nhà đất lên Ủy ban quản lý vốn. 

`Điểm nghẽn` khiến nhiều doanh nghiệp loay hoay chưa cổ phần hóa xong? - ảnh 1 

Tổng công ty VINAFOOD1 vẫn đang gặp khó để cổ phần hoá

Ông Đỗ Trần Hoàng – đại diện Hội đồng thành viên VINAFOOD1 thì nhận định, tiến trình đang gặp vướng mắc không chỉ riêng tại VINAFOOD1 mà có thể có tại nhiều đơn vị khác. Cụ thể, VINAFOOD1 có cơ cấu doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - con nhưng 2 công ty con và Tổng công ty mẹ để cổ phần hoá độc lập. Hiện tại, Tổng công ty VINAFOOD1 đã hoàn thành điều kiện để CPH trên Nghị định 167 nhưng trong Nghị định 167 sửa đổi có bổ sung mở rộng thêm đối tượng nhưng chưa được ban hành. Như vậy, mặc dù Cổ phần hoá độc lập nhưng Tổng công ty mẹ vẫn chưa biết có phải bổ sung phương án cổ phần hoá của 2 công ty con vào Tổng công ty mẹ hay không? Trong khi đó, Nghị định 167 sửa đổi vẫn chưa được ban hành, dẫn đến tại các địa phương không thể phê duyệt phương án sử dụng đất cho những miếng đất vướng mắc của công ty con do không có cơ sở pháp lý để phê duyệt.

“Vướng phê duyệt phương án sử dụng đất tại các công ty con, nếu theo Nghị định 167 sửa đổi. Tổng công ty đã phối hợp với các công ty con để xây dựng phương án sử dụng từng miếng đất 1. Thế nhưng Nghị định 167 sửa đổi chưa ban hành cho nên phía địa phương trả lời chưa có cơ sở để xem xét phê duyệt phương án. Tổng công ty có rất nhiều văn bản báo cáo Uỷ ban quản lý vốn, Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp của Chính phủ. Nên quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty mẹ đang phải chờ quyết định cấp trên”, ông Hoàng giải thích.

Về vấn đề trên, Tổng công ty VINAFOOD1 đã kiến nghị lên các cơ quan thẩm quyền để tiến hành cổ phần. Bên cạnh đó cũng đề xuất nên tạm thời có nghị quyết về phương án sử dụng đất cho các doanh nghiệp nhà nước để Tổng công ty sớm cổ phần hóa theo đúng tiến trình.

Trước đó, ông Nguyễn Chiến Thắng, Trưởng ban Tuyên giáo - Truyền thông Tổng công ty HUD  cũng nhận định tồn tại những vướng mắc, khó khăn ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa không chỉ tại Tổng công ty HUD mà đối với mọi doanh nghiệp nhà nước khác khi thực hiện cổ phần hóa, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng nhiều cơ sở nhà, đất cũng như có ngành nghề chính về đầu tư, kinh doanh bất động sản. Đối với Tổng công ty HUD, các vướng mắc, khó khăn hiện nay chủ yếu là liên quan đến quá trình lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và phương án sử dụng đất theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017.

Đại diện Tổng HUD cũng khẳng định, việc đảm bảo thực hiện tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải gắn với việc xác định đúng, đủ vốn, tài sản của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp, không vì tiến độ cổ phần hóa mà gây thất thoát cho nhà nước.

`Điểm nghẽn` khiến nhiều doanh nghiệp loay hoay chưa cổ phần hóa xong? - ảnh 2

Câu chuyện không chỉ riêng ai cũng diễn ra tại Tổng HUD

Luật sư, Chuyên gia kinh tế Hà Huy Phong cũng nhận định, nếu các tài sản Nhà nước giao mà chưa thu hồi về thì không thể tiến hành cổ phần hóa, bởi sẽ đụng chạm vào nguyên tắc bảo toàn vốn Nhà nước. Mặt khác, để có thể chào bán cổ phần, thì doanh nghiệp phải xác định giá trị doanh nghiệp, mà bước xác định giá này phụ thuộc rất nhiều vào danh mục tài sản hiện hữu của doanh nghiệp, nên nếu tài sản của doanh nghiệp chưa được thu hồi về mà cũng chưa xử lý theo quy định thì không thể xác định được giá trị doanh nghiệp. 

Như đã thông tin, giai đoạn cổ phần hoá 2016 – 2020 chỉ còn hơn tháng nữa là kết thúc, tuy nhiên hiện nay có đến 91 doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa. Trong số đó rất nhiều doanh nghiệp còn rất ỳ ạch như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty lương thực miền Bắc...

Cục Tài chính doanh nghiệp thống kê, trong tháng 9-2020 đã hoàn thành chuyển giao phần vốn nhà nước tại 5 tổng công ty với tổng giá trị phần vốn nhà nước chuyển giao là 8.185,6 tỉ đồng về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2020 đã thoái được 899 tỉ đồng, thu về 1.845  tỉ đồng. Lũy kế năm từ 2016 đến tháng 9-2020, tổng số thoái vốn đạt 25.669 tỉ đồng, thu về 172.917 tỉ đồng.

Hải Đăng

Xem thêm: Đau đầu chuyện xử lý tài sản bị `đọng` tại các Tổng công ty phải cổ phần hoá