Dính sai phạm, Công ty Dược phẩm GENPHAR bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
Căn cứ Luật ATTp năm 2010, căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, Quyết định số 2728/QĐ-BYT ngày 03/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Căn cứ Công văn số 10/CV-GP ngày 14/5/2021 của Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển Dược phẩm GENPHAR. Xét đề nghị của Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền thông
Quyết định số 165/QĐ-ATTP về việc thu hồi hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) TPBVSK số 120/2019/ATTP-CNGMP ngày 31/12//2019 do Cục ATTP đã cấp cho Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển Dược phẩm GENPHAR.
Sau quá trình kiểm tra và phát hiện các sai phạm, ngày 31/5/2021 Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 165/QĐ-ATTP về việc thu hồi hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) TPBVSK số 120/2019/ATTP-CNGMP ngày 31/12//2019 do Cục ATTP đã cấp cho Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển Dược phẩm GENPHAR.
Quyết định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Và được giao cho Chánh Văn phòng Cục, Trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra, Giám sát ngộ đọc thực phẩm và Thông tin truyền thông, Quản lý sản phẩm thực phẩm, Giám đốc Trung tâm ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm và Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển Dược phẩm GENPHAR chịu trách nhiệm thi hành.
Bà Nguyễn Thị Nhung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển Dược phẩm GENPHAR đồng là cổ đông sáng lập chuỗi các Công ty chuyên hoạt động về lĩnh vực TPBVSK mà dư luận và báo chí phản ánh suốt thời gian qua...
Được biết, Công ty GENPHAR có mã số thuế 0108802961 do bà Nguyễn Thị Nhung làm Tổng Giám đốc đồng là người đại diện pháp luật.
Công ty này có địa chỉ tại Khu Công nghiệp Quang Minh mở rộng, thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. với các ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Ngoài ra còn có các ngành nghề khác như trồng cây dược liệu, cây gia vị, Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh,...
Trước đó Công ty này cũng đã từng bị xử phạt 3 lần do để mắc các vi phạm về điều kiện An toàn thực phẩm.
Đây là một trong số nhiều Công ty do Bà Nhung điều hành và là cổ đông sáng lập, hoạt động sản xuất về TPBVSK khác.
Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam đã nêu trong loạt bài về các công ty này, với rất nhiều nghi vấn như sản phẩm TPBVSK Yakumi mà vị “bác sĩ online” tự xưng của Công ty TNHH thương mại quốc tế Phamaco (Công ty Phamaco do ông Nguyễn Đình Dương là người đại diện pháp luật - là chồng bà Nhung) giới thiệu được sản xuất tại 3 cơ sở trong đó có một cơ sở là Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển Dược phẩm GENPHAR. Cùng nhiều sản phẩm khác nữa như Gen S Plus, Ích khớp đan,...
Thanh Vân
Xem thêm: Phạt Công ty Dược phẩm GENPHAR 70 triệu đồng do vi phạm trong sản xuất TPBVSK