Doanh nhân Phạm Thị Liên: Người phụ nữ đứng sau thành công của thương hiệu thời trang Laroma
Nữ CEO từ bỏ công việc ổn định để quyết tâm khởi nghiệp
Năm 2008, chị Phạm Thị Liên - nữ CEO của thương hiệu thời trang Laroma lúc này vẫn đang công tác tại Viện Đại học mở Hà Nội. Chị chia sẻ, một lần tình cờ, có một người bạn mang các mặt hàng thời trang đến giới thiệu. Chị thấy rất thú vị nếu có thể vừa đi làm, vừa có thể bán hàng kiếm thêm thu nhập. Vậy là chị bén duyên với thời trang từ đây. Bắt đầu với số vốn nhỏ, thời gian đầu chị chỉ nhập những mặt hàng theo nhu cầu của thị trường và đến từng công ty của bạn bè để chào hàng vào giờ nghỉ trưa. Thế nhưng trong trái tim chị luôn khao khát có một thương hiệu của riêng mình, có thể tự mình sản xuất ra những sản phẩm chất lượng phục vụ người Việt.
Nhận thấy nhu cầu về các sản phẩm áo chống nắng tăng cao, trong khi các sản phẩm trên thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Chị Liên quyết tâm xây dựng một thương hiệu áo chống nắng vừa nhẹ, mát và mang đến sự thoải mái cho người mặc. Ước mơ này đã trở thành động lực để chị từ bỏ sự nghiệp công chức ổn định để thành lập và phát triển thương hiệu Laroma vào năm 2014.
Thời trang có thị phần rất rộng, nhưng cũng chính vì vậy tính cạnh tranh của mặt hàng này rất cao.
Vậy làm thế nào để người tiêu dùng chọn thương hiệu thời trang Laroma thay vì các thương hiệu khác trên thị trường là điều mà chị Liên luôn trăn trở. Luôn cầu toàn trong mọi việc, đặc biệt là yêu cầu cao đối với sản phẩm, nên trong thời gian đầu khi mới thành lập, chị cũng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vải, nhà máy sản xuất, tìm kiếm tệp khách hàng mục tiêu.
“Vàng thử lửa, gian nan thử sức”, CEO Phạm Thị Liên cuối cùng đã tìm ra hướng đi cho Laroma khi nghiên cứu thành công sợi vải hương thơm. Đây là một bước đột phá và là sự khác biệt của Laroma so với các sản phẩm khác trên thị trường. Chị Liên chia sẻ: “Sau nhiều lần dệt thử nghiệm thất bại, nhưng Laroma vẫn quyết tâm kiên trì. Dệt 5 lần không được thì dệt 7 lần, dệt 7 lần không được thì dệt 10 lần. Cho đến khi thành công và cầm được miếng vải lưu hương trên tay, đó là cảm xúc cả đời này tôi không thể quên được.”
CEO Phạm Thị Liên cho biết, một trong những yếu tố giúp Laroma trụ vững trong 10 năm qua đó là luôn đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu. Khách hàng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm, vì vậy họ sẽ có những đánh giá khách quan nhất về sản phẩm/dịch vụ. Dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp, Laroma luôn cố gắng cải thiện, nâng cấp hoặc phát huy những giá trị sẵn có của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng, kiểu dáng, màu sắc,…
Bên cạnh đó, các yếu tố giúp Laroma có được thành công như ngày hôm nay đó là không ngừng nâng cao chất lượng quản lý, đội ngũ nhân sự; chú trọng quảng bá thương hiệu trong thời đại thương mại điện tử bùng nổ. CEO Phạm Thị Liên cho rằng, người lãnh đạo cần đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp dựa trên các yếu tố về thị trường trong từng giai đoạn cũng như không ngừng cải tiến doanh nghiệp thì thương hiệu mới có thể phát triển bền vững.
Phụ nữ thành công luôn biết cân bằng giữa công việc và gia đình
Chị Liên chia sẻ, trong suốt quá trình lập nghiệp, chị may mắn luôn có gia đình đứng phía sau ủng hộ mọi lựa chọn của chị. Những lúc khó khăn tưởng như không thể vực dậy, chính gia đình là nguồn cổ vũ, động viên to lớn giúp chị tự tin bước tiếp. Vậy nên, chị luôn sắp xếp để có thể ở bên gia đình bất cứ khi nào có thể.