Doanh số xe máy tại Việt Nam giảm trong 2 năm liên tiếp

19:24 | 29/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), thị trường Việt Nam tiêu thụ xe máy đứng hàng thứ 4 trên thế giới và đạt 2.7 triệu chiếc trong năm 2020.

VAMN vừa công bố những số liệu mới nhất về tình hình tiêu thụ xe máy để cho ra một bức tranh toàn cảnh về thị trường Việt Nam. 

Theo đó, trong cả năm 2020, doanh số xe máy tại nước ta đạt 2.7 triệu xe, giảm 19% so với lượng tiêu thụ năm 2019. 

Thống kê chỉ ra dù Việt Nam là thị trường tiêu thụ top 4 thế giới nhưng doanh số đã liên tiếp giảm trong hai năm liên tiếp. Năm 2019, các doanh nghiệp trong nước đã bán được 3,25 triệu xe, năm 2018 là 3,39 triệu xe. VAMN cũng cho biết thêm, số xe bán xe của 5 doanh nghiệp thành viên trong quý 1/2021 cũng giảm, rơi vào mức 701.454 xe các loại, thấp hơn 4% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết, năm 2018 là khoảng thời gian doanh số xe máy đạt đỉnh cao trong nhiều năm trước đó trở lại. Tuy nhiên, kể từ đó sức bán đã không được duy trì và liên tục giảm cho đến thời điểm hiện tại. 

Doanh số xe máy tại Việt Nam giảm trong 2 năm liên tiếp - ảnh 1

Ngay cả các hãng xe lớn cũng không thoát khỏi xu hướng giảm chung

Hiện tại, thị trường trong nước có 5 "ông lớn" đang sản xuất nhiều mẫu xe khác nhau, bao gồm: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM (thuộc hiệp hội VAMM). 

Thị trường đi xuống đã tác động nặng nề đến doanh số của các hãng xe, ngay cả Honda - đơn vị đứng đầu về lượng tiêu thụ. Cụ thể, báo cáo tài chính của doanh nghiệp này đã cho thấy số lượng hàng bán ra đã giảm 18% so với cùng kỳ, ở mức 2.1 triệu xe.

Tuy doanh số giảm nhưng Honda vẫn áp đảo so với các đối thủ cạnh tranh khi chiếm tới 78,6% thị phần toàn thị trường. Hãng cũng kinh doanh nhiều dạng xe số, tay ga bình dân, tay ga cao cấp, xe côn tay và loại mô tô phân khối lớn. Các đơn vị còn lại có vùng sản phẩm hẹp hơn, như Piaggo chỉ phân phối các dòng xe ga cao cấp, do đó số lượng bán ra cùng thị phần cũng thấp hơn hẳn. 

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, dịch Covid-19 bùng phát liên tục từ giữa năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng đến phần nào đến sản lượng tiêu thụ. Nhiều địa phương giãn cách xã hội, nhiều cửa hàng đóng cửa, kinh tế đình trệ. 

Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm của người Việt trong những năm gần đây đã thay đổi. Cơ sở hạ tầng được cải thiện, nhiều người dân đã không ngần ngại sắm ô tô. Người dùng đã có thể nhắm tới các mẫu ô tô hạng A và sedan hạng B có giá bán ngày càng thấp, tiện nghi kèm theo tốt hơn trước đây cùng thiết kế trẻ trung, hiện đại. 

Ngoài ra, các mẫu xe máy cũng phải chia sẻ thị phần với các mẫu xe điện mới nổi. Nổi bật với loạt chiến dịch ưu đãi, khuyến mãi, kích cầu của VinFast hay Pega. Một số thương hiệu quốc tế như Yadea cũng nhắm đến thị trường Việt Nam. 

Xu hướng giảm chung của xe máy đang diễn ra trên bình diện toàn cầu. Indonesia, thị trường lớn nhất thế giới đã ghi nhận doanh số xe 2 bánh thấp nhất trong 30 năm qua khi giảm tới 43%, xuống còn khoảng 3,7 triệu xe. 

Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, xe máy vẫn là thị trường có thể phát triển được ở Việt Nam. Một là bởi thói quen của người dân, nhất là tại nông thôn. Khi dịch bệnh qua đi rất có thể nhu cầu mua xe máy sẽ tăng mạnh trở lại. 

Hai là các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt ở nước ta chưa phủ sóng mạnh để đại đa số có thể tiếp cận được.

Các sản phẩm cạnh tranh mới nổi như xe điện vẫn chưa còn tồn tại các hạn chế khiến chúng chưa phổ biến như: giá bán còn cao, quy trình đổi hoặc xử lý sự cố liên quan đến pin khó khăn, trạm sạc công cộng không có.

H.S

Xem thêm: Reuters: Foxconn đàm phán với Vinfast về hợp tác xe hơi điện

ĐỌC NHIỀU