Giá lợn hơi hôm nay 29/1/2021: Miền Bắc tiếp tục đà giảm, miền Nam giá lợn đi ngang
Giá lợn hơi hôm nay 29/1 duy trì đà giảm ở một số địa phương ở miền Bắc và miền Trung, trong khi đó ở miền Nam giá lại chững lại. Hiện giá lợn hơi trên cả nước được thu mua trong khoảng 80.000 - 84.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Ninh Bình giá lợn hơi hôm nay (29/1) báo giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 82.000 đồng/kg.
Còn tại Hà Nội, Hưng Yên giá lợn hơi đồng loạt giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xống mức 81.000 đồngkg và 83.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi hôm nay đi ngang, hiện được thu mua với mức 82.000 - 84.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Lào Cai, Phú Thọ giá lợn hôm nay ở mức thấp nhất toàn miền 80.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 80.000 - 84.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá thu mua tiếp tục giảm tại một vài địa phương. Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh Nghệ An giá lợn hơi hôm nay giảm 2.000 đồng/kg xuống 82.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tại Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá lợn hơi ở mức 82.000 - 83.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Huế, Ninh Thuận giá lợn hơi được thu mua với mức 80.000 - 81.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 80.000 - 83.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi miền Nam
Giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam được thương lái thu mua trong khoảng 81.000 - 84.000 đồng/kg. Đồng Tháp nhích nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 82.000 đồng/kg. Tương tự, Bạc Liêu cũng đạt mốc 83.000 đồng/kg sau khi tăng 2.000 đồng/kg lợn hơi.
Các địa phương còn lại như Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Vũng Tàu giá lợn hơi hôm nay giá lợn hơi ở mức 81.000 - 82.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam đang dao động trong khoảng từ 81.000 - 84.000 đồng/kg.
Doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp Tết
Theo dự báo, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người dân những ngày gần Tết tăng cao, nhưng hiện nguồn cung trong nước vẫn bảo đảm, bởi việc tái đàn đang tiếp tục được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn đông lạnh để bổ sung nguồn cung trong nước.
Cụ thể, các nhà bán lẻ lớn như Saigon Co.op, Big C, Vinmart… đều đã có sự chuẩn bị nguồn cung thịt lợn cho dịp tết từ giữa năm 2020.
Theo Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, từ báo cáo của các doanh nghiệp lẫn quá trình khảo sát thực tế, có thể khẳng định nguồn thịt lợn cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh dịp Tết vẫn bảo đảm, cả nguồn thịt tươi sống, thịt đông lạnh lẫn các sản phẩm sơ chế, tẩm ướp.
Saigon Co.op là nhà phân phối có mạng lưới rộng khắp, trải đều các phân khúc nên được UBND TPHCM giao nhiệm vụ đảm bảo cung ứng khoảng 1.585 tấn thịt gia súc (trong đó có thịt lợn) vào tháng thường và 1.900 tấn vào tháng cao điểm.
Điểm đáng lưu ý là giá thịt lợn của những doanh nghiệp này sẽ luôn được cân đối nhằm đảm bảo có nguồn hàng bình ổn, thấp hơn giá thịt trường ít nhất 5%. Ngoài ra, Saigon Co.op cũng chuẩn bị một lượng lớn thịt bò, thịt gà, thịt vịt, thủy hải sản... để luân phiên giảm giá, giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn.
Trước đó, đầu tháng 12/2020, Saigon Co.op cho biết đã chuẩn bị xong lượng hàng hóa thiết yếu lớn, có thể phục vụ trọn 3 tháng trước, trong và sau Tết Tân Sửu với tổng giá trị lên đến gần 5.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước.
Trong đó, phần lớn ngân sách ưu tiên đầu tư cho trữ lượng 9 nhóm hàng bình ổn thị trường gồm gạo, đường, dầu ăn, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản, còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và các loại đặc sản tết.
Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op khẳng định, việc Saigon Co.op sớm can thiệp thị trường để hàng hóa dịp Tết Nguyên đán không bị đẩy giá trong bối cảnh người tiêu dùng còn nhiều khó khăn sau dịch Covid-19.
Nguyễn Dung