Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Ly kỳ những cung nữ không mặt xuất hiện sau cơn mưa năm 1992
Cố Cung Bắc Kinh, hay còn gọi là Tử Cấm Thành, là hoàng cung của nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Đây là quần thể kiến trúc cung điện quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới.
Từ khi được xây dựng đến hiện nay, hàng chục vị Hoàng đế đã sống tại Tử Cấm Thành, để lại vô số câu chuyện lịch sử vừa thú vị vừa đáng sợ. Đặc biệt nhất là những bí ẩn ma quái xung quanh nơi này. Dù đó chỉ là lời kể truyền miệng, chưa được kiểm chứng cũng không có lời giải đáp, nhưng cũng khiến công chúng vô cùng phấn khích và tò mò.
Bên trong Tử Cấm Thành luôn chứa đựng rất nhiều bí ẩn
Vào năm 1992, một đoàn khách du lịch khi ghé thăm Tử Cấm Thành đã nhìn thấy hình ảnh một dàn cung nữ mặc trang phục cổ trang, xếp hàng đi dưới mưa khiến ai nấy đều hoảng hốt. Chứng kiến điều này, một số người trong đoàn du lịch sau khi định thần lại đã dùng máy ảnh để chụp lại cảnh tượng kỳ lạ.
Trước sự kiện bí ẩn này, đã có một số nhà khoa học đưa ra nhận định riêng nhưng không được nhiều người công nhận.
Sau khi câu chuyện trên được lan truyền rộng rãi, có không ít người thắc mắc tại sao chỉ có duy nhất những vị khách này chứng kiến được hình ảnh của dàn cung nữ. Sau một thời gian, một số nhà khoa học giải thích rằng, có lẽ các bức tường màu đỏ ở Cố Cung có chứa Fe3O4 (sắt oxit) và đây là nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra.
Cụ thể, trong máy ảnh của đoàn khách có chứa thành phần sắt oxit và nhờ thành phần này mà khi có một dòng điện chạy qua, máy ảnh mới ghi lại được hình ảnh các cung cữ. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, điện từ tia sét có thể truyền xuyên qua các bức tường đỏ, biến nó thành một chiếc "máy ảnh khổng lồ".
Hay như chuyện ở vườn thượng uyển thường xuất hiện giọng nói phụ nữ trầm ấm vào ban ngày và tiếng khóc thảm thiết vào ban đêm
Theo đó, có thể vào hơn 100 năm trước, nhóm cung nữ trên cũng đi lại ở khu vực này giữa trời mưa bão. Chính các tia sét mạnh trong cơn mưa và bức tường đỏ đã hoạt động như 1 máy ảnh, ghi lại cảnh tượng này. Sau hơn 100 năm, trong cơn mưa tương tự vào năm 1992, chiếc "máy ảnh khổng lồ" một lần nữa tình cờ hoạt động. Thế nhưng, nó không ghi lại hình ảnh như trước mà lần này lại phát ra hình ảnh.
Đứng trước phán đoán này, một vài kiến trúc sư đã lên tiếng phản đối bởi tường đỏ ở Tử Cấm Thành đã được sơn sửa nhiều lần, nên nếu thực sự có sắt oxit thì cũng đã bị che lấp từ lâu, không thể tạo nên một “máy ảnh khổng lồ” như các nhà khoa học đưa ra.
Tuy nhiên một số người già từng sống trong Tử Cấm Thành trước đây tin rằng, nơi này là "công viên" của những linh hồn. Vào thời phong kiến xưa, các cung nữ và thái giám thường bị đẩy xuống giếng hay bị đánh chết ở góc vắng vẻ nào đó. Và có lẽ vì chết tức tưởi mà họ vẫn còn vương vấn trên cõi đời này.
Trong quyển "Truyền thuyết dân gian ở Bắc Kinh xưa" có ghi lại lời kể của một vị thái giám lớn tuổi về sự việc ông từng chứng kiến lúc xa xưa, khi triều nhà Thanh chưa diệt vong.
Ông kể: "Đó là một đêm cực kỳ oi bức, tôi và một số thái giám khác trở về nơi ở để nghỉ ngơi sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lúc đó, tôi đi sau cùng. Đột nhiên, tôi cảm giác có người vỗ nhẹ vai mình từ phía sau. Nhưng khi quay đầu nhìn lại, tôi không nhìn thấy một ai cả".
Rất nhiều chuyện ly kỳ đã tạo nên bức màn bí ẩn của nơi cổ kính này.
Vị thái giám già nhấn mạnh sự sợ hãi của mình, ông tiết lộ: "Trong lòng tôi sợ lắm, nhưng chỉ có thể tiếp tục bước đi. Rồi tôi lại bị người nào đó vỗ vai lần nữa. Tôi vẫn nghĩ đó là người quen. Nhưng khi quay nhìn về phía sau chỉ nhìn thấy một cung nữ không có chân, bay lềnh bềnh giữa không trung".
"Lúc đó, vì quá hoảng sợ tôi đã hét toáng lên. Một vị thái giám lớn tuổi sau đó đã mắng tôi nhiều lần, ông nói những hồn ma này không đáng trách. Bởi vì họ chỉ nhân lúc đêm khuya ra ngoài đi dạo giải sầu, không tùy tiện làm hại bất kỳ ai".
Dù có khá nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này nhưng đến nay, vẫn chưa ai có thể đưa ra lời giải thích về sự kiện kỳ bí trên. Do đó, hình ảnh dàn cung nữ đi dưới mưa năm 1992 mãi là một bí ẩn.
Xem Thêm: Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Cuộc sống 'có cả giang sơn' chỉ thiếu tự do của Hoàng đế nhà Thanh
Phong Trần