Giải mã bí ẩn về loài nhện lạc đà duy nhất ở Việt Nam: Vết cắn liệu có nguy hiểm tính mạng?

14:16 | 25/01/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đây là loài nhện lạc đà duy nhất tại Việt Nam có tên khoa học là Dinorhax rostrumpsittaci.
Nhện lạc đà có vẻ là cái tên xa lạ với nhiều người. Loài động vật này còn có tên gọi là Camel spider thuộc bộ Solifugae, lớp hình nhện Arachnida với khoảng hơn 1.000 loài khác nhau phân bổ trên khắp thế giới.
 
Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ có một loài nhện lạc đà duy nhất tồn tại, có tên khoa học là Dinorhax rostrumpsittaci.
 
Giải mã bí ẩn về loài nhện lạc đà duy nhất ở Việt Nam
 
Loài nhện này chủ yếu ở những vùng có khí hậy ấm và khô, hoặc những nơi sa mạc khô cằn. Dù nhện lạc đà không có tuyến nọc độc, nhưng không vì thế mà nó không gây nguy hiểm cho con người. 

Nhện lạc đà có chân kìm rất khỏe và có thể gây ra những vết cắn khiến nạn nhân bị nhiễm trùng. Nguyên nhân bởi, vết cắn nếu không được làm sạch thì có thể truyền các virus, vi sinh vật hoặc vi nấm... rất nguy hiểm. 
 
Những con nhện lạc đà thường xuất hiện ở cả rừng trồng và rừng tự nhiên, khu vực trồng các loại cây công nghiệp như vườn tiêu; thậm chí khi rời mưa lớn có thể bò vào trong nhà. Do đó, nếu bắt gặp những con vật này tốt nhất nên tránh xa. 
 
Loài nhện này thường xuất hiện vào ban đêm để kiếm ăn. Thức ăn chủ yếu của chúng là chim, thằn lằn và cả động vật có vú...

Tại Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu tập tính, sinh cảnh sống, sinh sản, mùa vụ... của loài nhện này còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nhện lạc đà được ghi nhận xuất hiện tại Tây Ninh, Bình Phước, Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Chúng có thể đào hang, sinh sống ở dưới đất. 

Tiểu Long