GS Eric Mottet: “Việt Nam có tham vọng lớn trở thành nhà sản xuất dụng cụ y tế”

16:24 | 27/08/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Những tiềm năng và khả năng khiến Giáo sư Eric Mottet tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể nắm lấy cơ hội để trở thành một nhà sản xuất dụng cụ y tế lớn của thế giới.

Kế hoạch tham vọng

“Cơ hội mà Việt Nam có thể và sẽ nắm lấy là trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực sản xuất dụng cụ bảo hộ cá nhân như dụng cụ bảo hộ y tế, găng tay, khẩu trang”, Giáo sư (GS) Eric Mottet nhận xét khi đánh giá về tiềm năng của ngành sản xuất đồ bảo hộ của Việt Nam.

Sự xuất hiện của COVID-19 như một cú đánh trời giáng vào nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ hoàn toàn xám xịt. Sự xuất hiện của dịch bệnh làm các quốc gia thức tỉnh vì sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc. Giờ đã tới lúc họ tìm một địa điểm mới hấp dẫn hơn. Việt Nam trở thành một trong những địa điểm lý tưởng như vậy.

dung cu bao ho y te viet nam

Một sản phẩm máy thở Made in Vietnam
 
Giáo sư Mottet cũng khẳng định tầm nhìn của Việt Nam về vấn đề này hoàn toàn đúng đắn. Một kế hoạch phát triển ngành công nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe tầm nhìn tới năm 2030 cũng mới được Chính phủ thông báo mới đây. Mục đích không gì khác ngoài đẩy mạnh khả năng xuất khẩu cũng như nhu cầu sử dụng ở thị trường nội địa.
 
Ở tầm nhìn vĩ mô, Việt Nam cũng xác định rõ mục tiêu của mình. “Biến sản xuất dụng cụ y tế trở thành một trong ba trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. Hai lĩnh vực khác là ô tô và điện tử vốn đã có nhiều tập đoàn lớn như Samsung, LG,…”, Giáo sư Mottet chia sẻ.

Kế hoạch này hoàn toàn khả thi. Thực tế, từ hơn chục năm trước, nhiều công ty Hàn Quốc, Đài Loan đã chú ý và tiến hành dịch chuyền về Việt Nam. Thực tế này được thúc đẩy mạnh hơn nữa sau những căng thẳng kinh tế giữa Trung Quốc – Mỹ. Đại dịch COVID-19 xuất hiện như một bản lề tạo ra bước ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam.

Vượt khó để thành công

Cơ hội thì nhiều nhưng thách thức không phải không có với kế hoạch của Chính phủ Việt Nam. Nếu không nhanh chóng khắc phục những lỗ hổng này, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể hụt hơi về lâu dài.

Đầu tiên là khả năng quản lý chất lượng sản phẩm y tế. Việt Nam hiện đang có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất dụng cụ y tế. Tuy nhiên, phần lớn trong số này đều là các công ty vừa và nhỏ. Họ khó có khả năng vượt qua những bài kiểm tra khắt khe để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ hay EU. Bài toán chất lượng sẽ là vấn đề chủ chốt để tìm lời giải cho vấn đề này.

Thứ hai, nền tảng cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Các cảng biển hay hạ tầng giao thông còn thiếu để vận chuyển hàng hóa. Vận chuyển một container từ Hà Nội hoặc TP.HCM có giá gấp đôi (thậm chí gấp 3) so với giá của một container tương từ từ Trung Quốc.

dung cu bao ho y te viet nam

Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất dụng cụ y tế bảo hộ.
 
Năng lượng cũng cần phải quan tâm đặc biệt. Với sự phụ thuộc lớn vào các nhà cung cấp nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc), Việt Nam sẽ khó có khả năng xây dựng các nhà máy sản xuất dụng cụ y tế quy mô lớn. Các chính sách năng lượng cũng cần được thiết lập chặt chẽ để bảo vệ lợi ích của các bên.
 
Cuối cùng là các vấn đề liên quan tới tham nhũng, hệ thống ngân hàng trồi sụt hay sự thiếu minh bạch trong thông tin. GS Eric Mottet khẳng định nếu không vượt qua được các vấn đề này, Việt Nam sẽ khó có cơ hội vượt qua Trung Quốc trong kế hoạch tham vọng của mình.