Hậu hiệp định EVFTA: Thách thức để hàng Việt Nam `giữ` chân người dùng tại `sân nhà`

15:50 | 03/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Việt Nam chính thức bước vào "Đại lộ EVFTA" bên cạnh những điều kiện bên cạnh thuận lợi thì hàng hóa của Việt Nam sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn ngày chính trên " sân nhà".
Với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cơ hội xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam là vô cùng lớn với nhiều thị trường rộng mở với mức thuế quan giảm thấp.
 
Tuy vậy, bên cạnh những lợi ích do các FTA mang lại, các DN Việt cũng đứng trước nhiều thách thức, khi hàng hóa của nhiều quốc gia sẽ tăng nhập khẩu vào Việt Nam nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan. Việc Việt Nam mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác khiến thị trường trong nước không còn là khái niệm “sân nhà”.
 

Cơ hội nhưng cũng đầy thách thức

 
Nội dung chính của các hiệp định được ký kết lần này là xóa bỏ thuế quan, tự do hóa mậu dịch, nhờ đó mở ra nhiều cơ hội cho các nước tham gia. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. 
 
Trước sức ép cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa thì chỉ có các doanh nghiệp mạnh, có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài mới có thể trụ được. Đây chính là thời điểm thanh lọc các doanh nghiệp yếu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, hiệp định mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ. Để kịp thời nắm bắt cơ hội và ứng phó với thách thức, doanh nghiệp Việt nam cần tăng cường sự nỗ lực của bản thân và hỗ trợ của Nhà nước. Các hình thức sản xuất theo kiểu kêu gọi “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” không còn là điểm mạnh khi thuế quan được tháo dỡ, hàng hóa tự do mậu dịch giữa các nước tràn vào. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước yếu sẽ đứng trước nguy cơ mất thị trường nội địa. 
 
Hậu hiệp định EVFTA: Thách thức để hàng Việt Nam `giữ` chân người dùng tại `sân nhà` - ảnh 1
 
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) Nguyễn Hải Minh cho biết: "Ước tính, đến năm 2035, hàng xuất khẩu của EU sẽ tăng khoảng 29%, tương đương khoảng 15 tỷ Euro. “Nếu chỉ tính riêng với hàng hóa từ EU vào Việt Nam đã tạo ra mức độ cạnh tranh rất lớn cho hàng Việt tại nội địa, chưa kể hàng hóa từ các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam”.
 
 
Nói về những khó khăn DN gặp trong quá trình thực thi FTA, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga nêu rõ: Thời gian tới ngành thực phẩm sẽ phải cạnh tranh rất lớn với hàng nhập khẩu từ EU, đặc biệt là các mặt hàng trái cây. Dược phẩm cũng được đánh giá là một ngành chịu áp lực cạnh tranh cực lớn khi các hiệp định FTA thế hệ mới có hiệu lực tại Việt Nam.
 
Mặc dù các hiệp định FTA mang lại lợi ích cho DN Việt khai thác thế mạnh của mình qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng thực tế cho thấy việc nắm bắt những lợi ích này chủ yếu là DN FDI. Minh chứng, khu vực DN tư nhân Việt Nam chỉ đóng góp chưa đến 10% GDP trong khi khu vực FDI đóng góp khoảng 22 - 23% GDP. Nguyên nhân là do 96% DN Việt là nhỏ và siêu nhỏ, thực lực yếu và non kém về công nghệ nên có sự hạn chế trong nhận thức, chưa có tư duy chiến lược để tận dụng được thời cơ từ các FTA mang lại.
 
Tâm lý chung của không ít người tiêu dùng Việt Nam khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Hiện nay, mức thuế của nhiều sản phẩm nhập khẩu từ EU khá cao nên sản phẩm đội giá cao. Khi EVFTA có hiệu lực, thuế giảm, nhiều sản phẩm sẽ có cơ hội tràn vào Việt Nam với mức giá cạnh tranh hơn nhiều so với hiện nay.
 
Đơn cử, theo lộ trình cam kết của EVFTA, thuế nhập khẩu sản phẩm sữa sẽ giảm dần trong vòng ba năm, cạnh tranh gay gắt với sữa bột và các sản phẩm sữa trong nước. Chi phí sản xuất sữa bò ở Việt Nam cao hơn EU, cùng với năng suất trung bình thấp khiến lợi thế sản xuất sữa của Việt Nam thấp hơn EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp (DN) sữa Việt gần như không được hưởng lợi từ xuất khẩu, vì EU vẫn chưa cấp phép nhập khẩu sản phẩm sữa có xuất xứ từ Việt Nam.
 
Hậu hiệp định EVFTA: Thách thức để hàng Việt Nam `giữ` chân người dùng tại `sân nhà` - ảnh 2
 
Cùng với sữa nhập khẩu, nhiều nông sản khác như hoa quả, thịt gia súc gia cầm… từ EU cũng có cơ hội tăng thị phần tại Việt Nam theo lộ trình giảm thuế của EVFTA. Đơn cử, không chỉ đợi đến khi EVFTA có hiệu lực mà với các khung khổ hội nhập trước đây, lượng rau quả vào Việt Nam đã ngày càng gia tăng. Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 487 triệu USD các sản phẩm rau quả, trái cây chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan, Australia, Hàn Quốc…
 
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, lợi thế của trái cây nhập khẩu là mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, được bao gói lịch sự, bắt mắt, nhiều loại quả lạ mà Việt Nam không có. Chưa kể, nếu như cách đây vài năm, mức giá của nhiều loại trái cây nhập khẩu khá cao và không nhiều người tiêu dùng có thể mua thì gần đây, giá đã giảm tương đối nhiều nhờ giảm thuế nên mức giá của nhiều loại cạnh tranh mạnh với sản phẩm nội địa. EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 8 tới sẽ giúp hàng loạt sản phẩm rau quả xuất xứ châu Âu vào Việt Nam với giá rẻ hơn hiện nay khá nhiều.
 

Phải tự cứu chính mình bằng chất lượng

 
Ở thời điểm hiện tại, hàng Việt được đánh giá rất cao và được các nhà phân phối, bán lẻ ưu tiên trong cơ cấu hàng hóa bày bán trên các quầy, kệ. Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao, cụ thể Co.op mart hàng Việt chiếm 90-93%, Satra chiếm 90-95%,Vinmart 96%, Vissan 95%, Hapro 95%. Tại các kênh phân phối nước ngoài, tỷ lệ hàng Việt cũng chiếm 65-96%.
 
Muốn tăng khả năng cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới tư duy theo cơ chế kinh tế thị trường. Phải nhìn nhận thực tế hiện nay là, doanh nghiệp Việt Nam nhận thức về các FTA và năng lực hội nhập quốc tế còn rất hạn chế; năng lực hội nhập và mở rộng thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, thụ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa chủ động điều chỉnh theo yêu cầu đòi hỏi của hội nhập kinh tế. Đây chính là bất lợi rất lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
 
Hậu hiệp định EVFTA: Thách thức để hàng Việt Nam `giữ` chân người dùng tại `sân nhà` - ảnh 3
 
Cạnh tranh của các sản phẩm ngay trên sân nhà là mặt trái mà ta buộc phải chấp nhận, song song với việc được hưởng lợi trong xuất khẩu nhờ giảm thuế. Để không thua trên sân nhà, theo các chuyên gia, mỗi ngành cần phải có chiến lược cụ thể để chiếm lĩnh thị trường khi Việt Nam hội nhập EVFTA. Trong đó, vấn đề quan trọng là tập trung đầu tư xây dựng liên kết giữa các nhà máy, các doanh nghiệp kinh doanh với nông dân sản xuất tại các vùng nguyên liệu để bảo đảm các vấn đề như truy xuất nguồn gốc, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… tạo sức cạnh tranh cao, kịp thời chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển thương hiệu, đẩy mạnh các sản phẩm đặc thù, đặc sản mà riêng Việt Nam có để nâng được lợi thế của hàng Việt Nam so với hàng nhập khẩu.
 
Đầu năm nay, khi dịch COVID-19 bùng nổ, thị trường nội địa với 100 triệu dân đã chứng minh vai trò không thể thay thế khi doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn duy trì tăng trưởng hai con số, trong khi xuất khẩu lao đao vì dịch bệnh. Xuất khẩu được dự báo vẫn khó khăn trong ngắn hạn và thị trường trong nước vẫn là cứu cánh cho các doanh nghiệp, là động lực tăng trưởng của cả nền kinh tế. Thay đổi để không bị thua ngay trên “sân nhà” khi các khung khổ hội nhập được thực thi chính là cách để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
 
Nguyễn Dung(t/h)