Hoàn thành đóng điện dự án nâng công suất Trạm biến áp 220kV Tam Kỳ
Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) vừa đóng điện thành công đưa vào vận hành ngăn lộ mới 181 thuộc dự án mở rộng ngăn lộ 110kV-E15 tại Trạm biến áp (TBA) 220kV Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Báo Công Thương cho biết dự án được khởi công ngày 25/12/2019 do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, CPMB quản lý điều hành dự án, Công ty Truyền tải điện 2 tiếp nhận vận hành
Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) cho biết, đơn vị đã đóng điện xung kích thành công máy biến áp AT2 (220/110/22 kV – 125 MVA) và các thiết bị liên quan thuộc Công trình lắp máy biến áp thứ 2 (220/110 kV-125 MVA) và các ngăn lộ 110 kV trạm biến áp 220 kV Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Ngăn lộ 110kV-E15 tại Trạm biến áp (TBA) 220kV Hàm Tân
Trước khi đóng điện, trạm biến áp 220 kV có máy biến áp AT1 (220/110/22 kV – 125 MVA) và T3 (110/22/11 kV – 25 MVA). Sau khi hoàn thành lắp mới máy biến áp AT2 đã nâng công suất của trạm lên 275 MVA.
Việc đóng điện dự án là nỗ lực rất lớn của CPMB và các đơn vị thi công bởi điều kiện thời tiết khu vực Quảng Nam từ cuối tháng 9/2020 đến nay rất bất lợi, mưa thường xuyên làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ dự án.
Theo BNews thông tin them dự án với quy mô lắp mới 01 máy biến áp 220/110/22 kV – 125 MVA; trang bị 01 ngăn lộ tổng 220kV, 01 ngăn máy cắt nối 220kV; cải tạo ngăn phân đoạn – đường vòng hiện hữu thành ngăn đường vòng; bổ sung chống sét van cho thanh cái C21, C22 phía 220 kV; trang bị 1 ngăn lộ tổng 110 kV, 6 ngăn xuất tuyến 110 kV, 1 ngăn máy cắt nối 110 kV và 1 ngăn máy cắt đường vòng 110 kV; hoàn thiện sơ đồ hai hệ thống thanh cái có thanh cái vòng cho phía hệ thống phân phối 110 kV (lắp các dao cách ly cho thanh cái 2 và thanh cái đường vòng); bổ sung chống sét van cho thanh cái C11, C12 phía 110 kV.
Dự án còn trang bị mở rộng phần điều khiển - bảo vệ, đo lường và SCADA cho hệ thống điều khiển máy tính hiện hữu phù hợp với quy mô cho các phần tử lắp mới.
Đặc biệt, tại dự án này toàn bộ khối lượng cấu hình mở rộng hệ thống, lập trình ghép nối các thiết bị điện tử thông minh (IED: Intelligent Electronic Device) vào hệ thống điều khiển tích hợp do các kỹ sư thuộc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Truyền tải điện – Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia làm chủ công nghệ và tự thực hiện.
Các thiết bị đã được thực hiện thử nghiệm Point to Point và End to End với cấp điều độ theo quy định, đảm bảo vận hành thao tác xa cho Trung tâm vận hành Tam Kỳ. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng cao của tỉnh Quảng Nam; đảm bảo cung cấp ổn định lâu dài, tin cậy cho sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực; giảm tổn thất điện năng trên lưới, tăng cường ổn định hệ thống.
Nguyễn Triệu