Huawei chuẩn bị phóng vệ tinh thử nghiệm để xác minh công nghệ 6G
Được biết Huawei phóng vệ tinh hợp tác cùng nhà khai thác mạng Trung Quốc China Mobile và một công ty vũ trụ quốc gia chưa được tiết lộ chi tiết. Sự kiện này có ý nghĩa lớn đối với các công nghệ cốt lõi của Trung Quốc như mạng và chuyển mạch, theo một blogger độc lập có tên Chang'an Shumajun, người tuyên bố có quan hệ thân thiết với Huawei.
Tuy nhiên, một nhân viên PR của Huawei trả lời phỏng vấn của Global Times hôm thứ Bảy rằng anh chưa nhận được thông tin như vậy. China Mobile thì từ chối trả lời Global Times khi được hỏi.
Ma Jihua, một nhà phân tích cao cấp trong ngành công nghệ tại Bắc Kinh, nói với Global Times rằng, động thái sử dụng vệ tinh là đương nhiên khi Huawei đẩy mạnh việc bố trí mạng 6G, nhanh hơn 50 lần so với 5G.
So với việc xây dựng mạng 5G dựa vào các trạm gốc để truyền tín hiệu, mạng 6G truyền tải tần số cao hơn, cần sử dụng vệ tinh để liên lạc thay vì các trạm gốc, nơi sẽ có khả năng thâm nhập thấp, Ma giải thích.
Ảnh minh họa.
Chủ tịch luân phiên của Huawei, Xu Zhijun, đã thông báo tại hội nghị các nhà phân tích toàn cầu của Huawei được tổ chức vào đầu tháng này rằng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sẽ ra mắt mạng 6G vào năm 2030 đồng thời sớm phát hành sách trắng 6G để giải thích ngành công nghiệp 6G là gì.
Trên thực tế vào năm 2019, Huawei đã đề xuất phóng hơn 10.000 vệ tinh nhỏ để cung cấp các dịch vụ 6G trên toàn thế giới, trong hội nghị thượng đỉnh 6G toàn cầu.
Trung Quốc đã tạo ra dấu ấn 5G lớn nhất trên toàn thế giới và có khả năng sẽ tiến xa hơn trong quá trình phát triển 6G với những nỗ lực từ phía gã khổng lồ Huawei, công ty có công nghệ 5G đã vượt trội so với các đối thủ và cũng dẫn đầu trong nghiên cứu và phát triển 6G bất chấp Mỹ gây khó dễ.
Theo Ma Jihua, tiềm năng của các công nghệ 6G là điều mà không chính phủ hay công ty nào có thể bỏ qua mặc dù thực tế là nó vẫn đang ở giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển.
Truyền thông vệ tinh đã chứng minh tầm quan trọng ngày càng rõ nét kể từ năm ngoái với đề xuất về cơ sở hạ tầng mới. Ma Jihua cũng lưu ý: "Chúng ta cần biết cách giao tiếp theo kiểu chòm sao vệ tinh khi quốc gia thúc đẩy phát triển công nghệ cùng với những động thái mới vệ mạng 6G của Huawei mặc dù cả hai đều sử dụng vệ tinh".
Chòm sao vệ tinh của Trung Quốc, như các dự án hiện tại mà Hongyun và Hongyan đã tham gia, nhằm mục đích cho phép người dân và doanh nghiệp ở các khu vực xa xôi và hẻo lánh ở Trung Quốc có thể truy cập trực tuyến rộng rãi hơn.Trong khi, vệ tinh 6G được sử dụng nhiều hơn cho các thử nghiệm và cung cấp dữ liệu ở các khu vực đô thị phổ biến, Ma chia sẻ thêm.
Được biết, vào cuối năm ngoái, Trung Quốc đã phóng vệ tinh thử nghiệm 6G đầu tiên trên thế giới từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, Bắc Trung Quốc, đánh dấu một bước đột phá trong việc khám phá công nghệ liên lạc không gian terahertz của Trung Quốc.
Xem thêm: Dự kiến năm 2030, công nghệ 6G của Huawei sẽ được đưa vào sử dụng, tốc độ nhanh gấp 50 lần 5G
Tùy Ý