Khối ngoại đang rục rịch săn đón phân khúc khách sạn, "ẩn mình chờ thời" qua dịch COVID?
Chờ đợi du lịch bùng nổ và trở lại mạnh mẽ sau dịch
Dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 và một đợt đầu năm 2021 đã mang lại rất nhiều thách thức cho ngành du lịch nói chung và phân khúc bất động sản khách sạn nói riêng. Trong những tháng vừa qua, thị trường đã chứng kiến hàng trăm khách sạn lớn nhỏ được rao bán tại loạt các thành phố có tiềm năng về du lịch như Hà Nội, Tp.HCM, Hội An...
Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam đã có những phân tích và ý kiến riêng về động thái của các nhà đầu tư đã và đang nắm bắt cơ hội như thế nào trong việc mua lại các khách sạn.
Vị chuyên gia nhận định rằng, sự hạn chế tối đa việc di chuyển bằng đường hàng và việc đóng cửa biên giới, tại Việt Nam hiện nay nguồn cầu từ khách du lịch quốc tế thực sự bằng không. Do đó, thị trường khách sạn tại Việt Nam cũng giống như tất cả các thị trường trên toàn cầu, đều chịu những tổn thất nặng nề đến hoạt động kinh doanh trong thời gian qua.
Không hiếm những hình ảnh khách sản đóng cửa bởi dịch COVID-19. Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống
Theo ông, có hai mô hình chủ đạo là Khách sạn trong thành phố, chuyên để phục vụ cho khách doanh nhân và các biệt thự, resort nghỉ dưỡng. Tuy vậy, công suất cho thuê của các khách sạn trong thành phố ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM đã tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đi cùng với đó là sự cải thiện về giá phòng là do các khách sạn hiện đã được sử dụng làm các cơ sở cách ly. Từ đó, có thể thấy được rằng "trong cái rủi có cái may", khá nhiều khu nghỉ dưỡng đã tìm được nguồn thu từ hoạt động cách ly này.
Trên thực tế, du lịch khách sạn là một ngành kinh tế dịch vụ có ảnh hưởng sâu rộng cũng như rẽ nhánh, gây ảnh hưởng sâu sắc và mang lại nhiều lợi ích kinh tế sâu rộng cho rất nhiều ngành nghề liên quan khác trong xã hội. Trước khi xảy ra đại dịch và giữa các đợt sóng COVID liên tục xuất hiện tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của ngành du lịch trong nước luôn nằm trong trạng thái cao điểm. Các khu nghỉ dưỡng và khách sạn mới được khai trương hàng loạt, các hãng hàng không bùng nổ và bất động sản khách sạn nghỉ dưỡng là loại hình tài sản được giới đầu tư yêu thích.
Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam với giới chủ doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh bất động sản khách sạn nghỉ dưỡng, để có thể tồn tại và thích ứng trong bối cảnh mới, cần xác định tâm thế rằng đại dịch rồi sẽ kết thúc, và không phải "trạng thái bình thường mới". Thị trường hồi phục mạnh mẽ sẽ kéo theo phân khúc bất động sản khách sạn nghỉ dưỡng quay trở lại nơi nó vốn đã từng đứng vững trước đây.
Lý do xuất phát từ sau khi trải qua thời gian giãn cách bởi dịch bệnh, nhu cầu người dân nói chung với nguồn tài chính được dự trữ dồi dào sẽ luôn sẵn sàng chi tiêu mua sắm, và đặc biệt là đi được du lịch, bất kỳ nơi đâu, từ đó khiến cho ngành kinh tế này chắc chắn sẽ bùng nổ trở lại.
Xu hướng đầu tư sắp tới sẽ ra sao?
Ngay cả trong những tháng cao điểm của đại dịch thì bất động sản bất ngờ được nhà đầu tư săn đón.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bất động sản đứng thứ 3 trong danh sách các lĩnh vực thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm với gần 1,6 tỷ USD, chỉ sau công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận định về các thông tin mua bán, sáp nhập trong thời gian qua, ông Troy Griffiths đánh giá rằng một số giao dịch chủ chốt về mua bán các khách đang được tiến hành, các khách sạn lớn thuộc quyền sở hữu của các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính vững mạnh, cùng với sự quản lý của các đơn vị quốc tế vẫn được duy trì hoạt động kinh doanh ổn định mà không áp dụng các phương án giảm giá sâu.
Trong trường hợp này, các nhà đầu tư và nhà điều hành có cơ hội đầu tư dài hạn hơn, có thể tồn tại qua đại dịch với vốn ổn định, chờ đợi ngành khách sạn hoạt động bình thường trở lại.
Trong khi đó, những khách sạn quy mô nhỏ có số lượng tương đối áp đảo tại thị trường Việt Nam thì những chủ sở hữu đang bị phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn lưu động thông qua doanh thu của khách sạn. Chính vì vậy, đối tượng này đang gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đại dịch, từ đó sẽ phải tìm kiếm cho mình những lối thoát. Do đó, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam tin rằng các hoạt động mua bán và sáp nhập từ các đơn vị đầu tư quốc tế sẽ sớm được tiến hành trên nền tảng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vốn đã phát triển tương đối vững chắc.
Cũng theo Savills, trong thời gian sắp tới các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước bên cạnh khách sạn sẽ nhắm đến đầu tư ở nhiều phân khúc tiềm năng khác. Đầu tiên là nhà ở đô thị đang nhận được lượng đặt hàng lớn vì Việt Nam có quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa cao, tăng trưởng nhanh của tầng lớp trung lưu thì đây sẽ là phân khúc mang lại nhiều lợi nhuận và tiềm năng nhất cho các nhà đầu tư vào bất động sản nước ta. Thứ hai là tại những khu công nghiệp và logistic. Thực tế, phân khúc này có nhu cầu tăng nhanh trong 1 năm rưỡi trở lại đây. Bởi vì Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, tập đoàn lớn, đa quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực đã chọn Việt Nam để xây dựng công xưởng, từ đó, nhu cầu về các khu công nghiệp cũng như hoạt động logistics cũng tăng cao. Cuối cùng, một số thể loại bất động sản hiện hành như các tòa văn phòng, căn hộ cho thuê, mặt bằng bán lẻ, trung tâm thương mại… tại những vị trí đẹp, được hưởng chế độ vận hành, bảo dưỡng tốt và thời gian sử dụng đất còn dài luôn luôn là những tài sản đầu tư ưa thích đối với những nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tìm kiếm dòng tiền dài hạn và ổn định. |
Duy Anh
Xem thêm: Ngành khách sạn: “Ngủ đông” để hoàn thiện và bứt phá sau dịch bệnh