Khuyến công quốc gia cần bắt nhịp với nền kinh tế hội nhập

12:30 | 27/04/2019 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Đó là đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về chương trình khuyến công quốc gia trong giai đoạn mới trong Hội nghị sơ kết Chương trình khuyến công quốc gia (KCQG) giai đoạn 2014-2018 mới đây.

Thưa ông, tính đến nay, chương trình KCQG đã triển khai được 5 năm, ông có thể kể ra những khó khăn nhất khi đưa chương trình vào thực hiện trong thời gian qua?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Tính từ năm 2014 tới nay, chúng ta đã có 5 năm tổ chức triển khai chương trình KCQG theo Quyết định 288 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài những kết quả đã đạt được có thể thấy nổi lên một số khó khăn thậm chí là bất cập.

Trước hết, theo ý nghĩa và mục tiêu, yêu cầu của chương trình KCQG có thể nói là rất lớn và tham để phát triển công nghiệp (PTCN) và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở các địa phương. Trên cơ sơ đó để tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế cũng như điều chỉnh lao động theo hướng hiện đại và có hiệu quả hơn để phục vụ cho CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của Việt Nam thành công.

Thế nhưng vấn đề lớn nhất mà chúng ta thấy bộc lộ rõ đó là sự hạn chế của các nguồn lực. Vấn đề tiếp theo là trong việc PTCN, TTCN thông qua khuyến công phải gắn với phát triển bền vững và phải xử lý thỏa đáng, có hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong các hoạt động PTCN, TTCN ở địa phương lại chủ yếu là các DN nhỏ và rất nhỏ, các làng nghề, hộ kinh tế. Đây là những khoảng trống về pháp lý còn thiếu rất nhiều để chúng ta có cơ chế, chính sách và cả những nội dung điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả trong vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường

Thứ ba, công tác đào tạo nghề để tiếp tục phát triển làng nghề truyền thống cũng đòi khỏi những quan tâm đặc biệt từ chính quyền địa phương. Đồng thời trong công tác tổ chưc thực hiện cần nhiều nguồn nhân lực được đào tạo nhưng phải gắn với đặc thù của từng ngành nghề, từng địa phương. Trong bối cảnh, Việt Nam đang hội nhập, những giá trị văn hóa, giá trị truyền thống gắn với làng nghề chính là nền tảng rất quan trọng giúp để giữ được bản sắc văn hóa chứ không chỉ là những giá trị vật chất đơn thuần. Vì vậy, công tác đào tạo cũng cần nhìn ở khái niệm rộng bao quát trong khu vực, ngành nghề, những đặc tính của địa phương để phục vụ cho phát triển.

Khuyến công quốc gia cần bắt nhịp với nền kinh tế hội nhập - ảnh 1
  Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
Đây là những vấn đề quan trọng đòi hỏi sự tập trung rất lớn về nguồn lực. Đặc biệt nhận thức của các cấp lãnh đạo của từ hệ thống quản lý nhà nước  tới địa phương. Tuy nhiên, hiện có địa phương phát triển tốt đã tạo ra sự gắn kết giữa mục tiêu phát triển mang tính toàn diện và tổng thể. Nhưng cũng có những địa phương bị “teo tóp” và đặt nhẹ nội dung của chương trình này. Thậm chí, ở các địa phươn này, nhiều nội dung tổ chức hoạt động vẫn có nguồn lực được bố trí nhưng cách tổ chức không được quan tâm nên dẫn đến chỉ mang tính hình thức và chất lượng không được đảm bảo.
Ngoài ra, trong tổng thể 5 năm của chương trình tính trung bình mỗi năm chương trình KCQG có tổng kinh phí khoảng 130 tỷ đồng. Con số này sau khi chia cho cả 63 tỉnh thành thì sự hạn chế nguồn lực sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của KCQG.
Đó là thực tế phản ánh nhưng khó khăn khách quan diễn ra trong thời gian vừa qua bên cạnh những kết quả tích cực mà chương trình đã đạt được.
Với những khó khăn, thách thức như vậy, trong thời gian tới chương trình KCQG cần có biện pháp nào để giải quyết tình trạng này thưa ông?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Để xử lý được những khó khăn trên, trong thời gian tới có một số yêu cầu cần được đặt ra như: Trước tiên cần thống nhất lại một số quan điểm, nhìn nhận và đánh giá về chương trình KCQG trong tổng thể chính sách phát triển của quốc gia nhất là chiến lược công nghiệp quôc gia, chiến lược hội nhập quốc tế cũng như trong các chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời xác định rõ vai trò của công nhiệp quốc gia nhưng trong đó có vai trò của công nghiệp địa phương và TTCN.
Khuyến công quốc gia cần bắt nhịp với nền kinh tế hội nhập - ảnh 2
 Khuyến công quốc gia cần bắt nhịp với nền kinh tế hội nhập.
Thứ hai, cần khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp luật về năng lực, thể chế để tổ chức triển khai thực hiện. Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong công tác khuyến công và đặc biệt trong công tác phối hợp tổ chức. Tạo ra những liên kết ngang và liên kết dọc với các ngành nghề, hiệp hội, các chương trình khuyến nông, xúc tiến thương mại quốc gia và phát triển du lịch … Đây là những nền tảng vô cùng quan trọng để đảm bảo được tính bền vững và hiệu quả của chương trình KCQG.
Tiếp đó, trong bối cảnh thế giới và khu vực đã có những biến đổi rất nhanh chóng và đang tác động đến quá trình phát triển của nước ta ở bình diện quốc gia và hội nhập. Do đó, cần đánh giá lại để đổi mới cả về hình thức, nội dung đặc biệt  gắn với chất lượng của chương trình KCQG. Đưa KCQG  vào trong hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh tiếp cận với thị trường quốc tế cũng như bảo vệ thị trường trong hàng loạt hiệp định mà chúng ta tham gia.
Đây là 4 nội dung có trọng tâm lớn nhất mà chúng ta sẽ phải tiếp tục đổi mới và tập trung phát triển trên cơ sở đã có những kết quả tổng kết đánh giá quá trình thực hiện trong giai đoạn 2014- 2020 để phục vụ cho xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2021-2030.
Thưa ông, theo nhìn nhận của ông, hiện nay nguồn lực cho khuyến công còn quá ít khi mới ở mức 130 tỷ/1 năm. Trong khi nguồn lực này là một trong những yếu tố phát triển quan trọng của khuyến công. Vậy trong thời gian nữa có cân đẩy mạnh hay nâng cao nguồn lực của khuyến công về mặt kinh tế này?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:  Bản thân những nguồn lực này từ ngân sách được hướng vào trọng tâm của KCQG với 7 tiểu mục chỉ được coi là hình thức vốn mồi kêu gọi sự tham gia của các đối tượng được thụ hưởng như doanh nghiệp, doanh nghiệp nông thôn, làng nghề, hộ kinh tế ở địa phương tham gia trong công nghiệp địa phương và TTCN. Tuy nhiên, không chỉ về nguồn lực tài chính, mà chương trình cần phải đổi mới được những nội dung hoạt động của khuyến công.  Đặc biệt, cần có sự lồng ghép của các chương trình khuyến công vào các chương trình khác. Bởi nếu chỉ có khuyến công như nội dung đầu vào để tạo ra sự hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng chúng ta không quan tâm đến tiếp cận thị trường cũng như thương mại hóa của các sản phẩm đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hội nhập thì chúng ta sẽ bị tụt lại so với thế giới và khu vực.
Cùng với đó, các chính sách của nhà nước quan tâm đến PTCN, TTCN phải đi tiếp vào các giai đoạn sau. Tức là 7 tiểu mục quan trọng của khuyến công phải được kết nối tiếp tục với chương trình mới và hỗ trợ khác của Chính phủ. Cụ thể, các chương trình hỗ trợ về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại quốc gia, tín dụng cần có cơ chế ưu đãi để hỗ trợ cho các dự án tiếp tục phát triển hoạt động công nghiệp và TTCN và làng nghề tại các địa phương… Từ  nền tảng đó chương trình KCQG mới có điều kiện để biến những hoạt động thương mại sản xuất có ý nghĩa tạo ra những sự chuyển biến trong năng lực cạnh tranh sản phẩm cũng như hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động tại nông thôn.
Xin cảm ơn ông!