Kịch bản nào để kinh tế Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19?
Cụ thể, vấn đề trọng tâm mà các đại biểu thảo luận chính là "Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19 như thế nào?".
Tại buổi hội thảo, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đã nêu thực trạng về làn sóng dịch bệnh lần thứ tư đã tấn công mạnh mẽ đến các khu công nghiệp tại một số địa phương như Vĩnh Phúc và thủ phủ kinh tế của cả nước TP.HCM.
Để đảm bảo sức khỏe người dân và chuỗi cung ứng thì Việt Nam đã phải tiến hành nhiều biện pháp như phong tỏa nhiều khu vực, kiểm soát ra vào tại nhiều tỉnh thành cũng như thực hiện phòng ngừa dịch bệnh trên diện rộng.
Ông Vũ Bá Phú tại hội thảo (Nguồn: moit.gov)
Đặc biệt, khi đã kiểm soát được dịch bệnh tại một số tỉnh, như Vĩnh Phúc với đặc thù có các khu công nghiệp phải chủ động xây dựng chương trình, đường dây nóng, đưa đón, hướng dẫn người lao động theo các hướng dẫn an toàn của Chính phủ và Bộ Y tế.
Hiện tại, Tp.HCM đang là điểm nóng về dịch bệnh nên Chính phủ và lãnh đạo thành phố luôn đặt ưu tiên phòng, chống dịch lên hàng đầu, sức khỏe, tính mạng của người dân được đặt lên trên hết. Tuy nhiên, không vì thế mà hoạt động sản xuất bị đình trệ, thành phố đang dành mọi nguồn lực để bảo vệ doanh nghiệp trước các tác động của dịch bệnh như chương trình miễn, giảm thuế, tiêm chủng diện rộng...
Nhận định về tình hình chống dịch và thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH tại nước ta, Ông Lee Jong Seob, Chủ tịch KOTRA khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương, Tổng Giám đốc Văn Phòng KOTRA Hà Nội cho rằng nước ta phải trải qua những khó khăn bởi số người nhiễm tăng cao. Hoạt động kinh tế sẽ hồi phục, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sớm trở về bình thường thông qua việc tiêm chủng nhanh chóng và kiểm soát lây nhiễm một cách triệt để.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh rằng trong 6 tháng đầu năm với tốc độ tăng trưởng cao thuộc top đầu khu vực 5,64% cùng hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, mức tăng trưởng kinh tế vững chắc và tăng đều, Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai mà các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể mở rộng đầu tư.
Trong khi đó, Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá cao việc chống dịch của Việt Nam và tin tưởng rằng Chính phủ đang đang làm đúng. Đồng thời đưa ra các khuyến nghị, giải pháp giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc thực hiện duy trì hệ thống sản xuất an toàn tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính quyền Trung ương, Bộ Y tế và các địa phương Việt Nam.
Các doanh nghiệp nước ngoài vẫn hướng về tương lai sau đại dịch
Mặc dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp nhưng đại diện nhiều công ty nước ngoài vẫn tin tưởng nước ta sẽ vượt qua và phục hồi trở lại và nhìn thấy cơ hội trong tương lai.
Cụ thể, ông Warrick Cleine, Giám đốc điều hành KPMG tại Việt Nam tin tưởng con số ước tính tăng trưởng kinh tế từ 6% đến 6,5% cho Việt Nam vào năm 2021 của Ngân hàng thế giới bất chấp những diễn biến xấu từ COVID-19.
Ông chỉ ra rõ với 3 lý do:
Đầu tiên, trong suốt năm 2020 và đầu năm 2021, Việt Nam quản lý kiểm soát biên giới COVID-19 và truy tìm các cá nhân có nguy cơ lây nhiễm tốt hơn hầu hết các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia và Philippines, những quốc gia có nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Tiếp theo, nước ta đang hưởng lợi từ hơn hai thập kỷ với tư cách là một bên tham gia quan trọng trong thương mại và sản xuất toàn cầu.
Thứ ba, Việt Nam ít phụ thuộc vào du lịch hơn các nước láng giềng. Trước khi các ca nhiễm COVID-19 tăng lên gần đây, Việt Nam tương đối không bị ảnh hưởng bởi sự mất mát của du khách quốc tế, không giống như một số nước láng giềng trong khu vực.
Ngoài ra những lợi thế về dân số và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng là điểm nhấn giúp nền kinh tế có thể phục hồi sau đại dịch.
Đồng quan điểm là ông Michael Kokalari, nhà kinh tế trưởng tại công ty đầu tư VinaCapital cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp - tiêu biểu là tại Mỹ chuyển dịch địa điểm và đối tác sản xuất. Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm công với sự đầu tư của nhiều "ông lớn đầu ngành" như Apple hay Samsung và loạt hiệp định thương mại tự do được ký kết.
Ngoài ra, lao động Việt Nam cũng chỉ yêu cầu mức rẻ hơn so với các quốc gia trong khu vực và năng suất có thể đạt đỉnh trong những năm sắp tới.
Báo cáo "Đầu tư vào Việt Nam: Vẽ lại Chân trời, 2021 và Xa hơn" của KPMG - một trong những tổ chức hàng đầu về kiểm toán trên thế giới cho biết năm 2017, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp 40% GDP của Việt Nam. Năm 2019, tổng vốn đăng ký là 17 tỷ USD (22 tỷ AUD), trong đó lĩnh vực sản xuất chiếm 72%. Chính phủ Việt Nam đã và đang ban hành các luật và quy định thuận lợi nhằm nỗ lực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh. Ông Warrick Cleine, Giám đốc điều hành KPMG tại Việt Nam tin tưởng rằng đầu từ vào lĩnh vực như khu công nghiệp và hậu cần sẽ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư doanh nghiệp và cổ phần tư nhân. Bởi hai lĩnh vực này không hề bị giá trị do cuộc khủng hoảng COVID-19. |
H.S
Xem thêm: Tăng trưởng kinh tế 2021: Yếu tố quyết định vẫn là vaccine