Kỹ năng lãnh đạo là một nghệ thuật, tưởng khó mà dễ nếu nắm được chìa khóa then chốt này
Đồng sáng lập Gif Design Studio - một công ty thiết kế có tiếng trong ngành và từng đạt nhiều giải thưởng uy tín, Joana Galvao cũng đã phải trải qua một chặng đường dài để học được kỹ năng lãnh đạo thích đáng nhất.
Trước đó, Joana bị ám ảnh bởi việc quản lý, đôi khi can thiệp vào từng chi tiết của công việc, chuyện gì cũng muốn hoàn hảo nhất theo ý mình. Khi mà hiệu quả công việc chưa có sự thay đổi rõ rệt thì điều đầu tiên chịu ảnh hưởng là lòng trung thành của nhân viên.
Rất ít người có thể chịu được phong cách quản lý và lãnh đạo như vậy, họ cảm thấy không được tự do để làm việc và sáng tạo, đánh mất động lực cống hiến. Kiểu lãnh đạo từ trên xuống (top down) này đã lỗi thời, và quan trọng hơn, nó đã bắt đầu phản tác dụng. Bằng cách không đủ quan tâm về nhân viên của họ và tập trung quá nhiều vào mục tiêu kiểm soát cũng như kết quả, các nhà lãnh đạo đang làm cho việc đạt được kết quả mong muốn của riêng họ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Cho dù Joana Galvao trả lương cao và đưa ra nhiều lợi ích hấp dẫn, bà nhận ra rằng, tất cả đều không thể bù đắp cho một cách quản lý tồi khi mà các nhân viên thân cận cứ lần lượt xin nghỉ việc hết. Việc thiếu nhân lực cũng khiến doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khi mà không thể đáp ứng được tiến độ công việc, dẫn tới đánh mất nhiều khách hàng quan trọng.
Đó cũng là thời điểm mà bà quyết định phải thay đổi và học hỏi nhiều hơn từ thất bại. Điển hình là thay đổi kỹ năng lãnh đạo của bản thân. Sau khi tuyển dụng lại nhân viên, bà bắt đầu rút kinh nghiệm từ những bài học cũ và nhận ra, cần có một chìa khóa then chốt để trở thành người quản lý tuyệt vời.
Từ đó đến nay, doanh nghiệp vẫn không ngừng phát triển. Bà đã xây dựng được một đội ngũ với 10 nhân viên cốt cán, có kỹ năng thành thạo trong công việc, đủ bản lĩnh để thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Và trong việc quản lý công ty, bà đã thực hiện mọi thay đổi mà tôi cho là tích cực nhất xoay quanh hai chữ: Khiêm nhường.
Thời còn trẻ, dù là lãnh đạo, bà vẫn thường xuyên muốn chứng minh bản thân mọi lúc, chứng minh với những người làm việc cùng là bạn có năng lực giỏi hơn, có thể giải quyết được mọi vấn đề. Chính điều đó khiến bà muốn kiểm soát hoàn toàn mọi việc xảy ra trong đơn vị.
Tuy nhiên, đó là cách tiếp cận sai lầm vì nếu nhân viên tôn trọng lãnh đạo thì người đứng đầu không chỉ cần có năng lực giỏi hơn hay nhiều kinh nghiệm hơn, mà còn cần học cách thừa nhận những hạn chế của riêng mình và tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi người khác.
Thay vì chỉ thuê những người trẻ, bà cũng đã không ngại ngần khi thuê những nhân viên lớn tuổi hơn mình, có nhiều năm kinh nghiệm hơn mình và đồng thời, bà cũng thể hiện mình sẵn sàng học hỏi từ họ. Bà phải bắt đầu cởi mở hơn về những điều còn thiếu sót để trải nghiệm thêm nhiều điều mới.
Sự khiêm nhường giúp kỹ năng lãnh đạo của bà phát triển. Bà vẫn là người vạch ra tầm nhìn, đưa các khách hàng tới, ra quyết định cuối cùng, nhưng đồng thời cũng học cách thừa nhận và sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác. Như vậy, ý tưởng của mọi nhân viên cũng có giá trị quan trọng trong việc điều hành doanh nghiệp và bà cũng không còn phải gánh trên vai mọi trách nhiệm nữa.
Có thể thấy, cách quản lý này thực sự hiệu quả hơn nhiều khi mà cả sếp và nhân viên cùng góp sức để tìm ra câu trả lời cho mọi vấn đề. Bà đã ngừng can thiệp quá sâu vào tiểu tiết, thay vào đó, biết giao phó trách nhiệm cho cả nhân viên.
Khi là một lãnh đạo trẻ, bà không muốn bị người khác nhìn ra sự thiếu kinh nghiệm của bản thân. Khi đã dũng cảm thừa nhận điều đó và yêu cầu giúp đỡ, bà mới hiểu rằng, mình có thể nhận được những điều tuyệt vời hơn thế.
Chính vì thế, kỹ năng lãnh đạo là một nghệ thuật. Nắm được chìa khóa then chốt thì bạn mới có thể tiến xa hơn ở cương vị một người quản lý. Đừng quên sự khiêm tốn và ngừng cố gắng kiểm soát mọi thứ, mọi việc của nhân viên, bạn mới có thể trở thành một lãnh đạo tuyệt vời.
Các nhà lãnh đạo thường không thấy giá trị thực sự của các khoản phí của họ, đặc biệt là các nhân viên “cấp dưới”. Nhưng khi các nhà lãnh đạo khiêm tốn, thể hiện sự tôn trọng, và hỏi làm thế nào họ có thể phục vụ nhân viên khi họ cải thiện tổ chức, kết quả có thể rất nổi bật. Và quan trọng hơn việc công ty đạt kết quả tốt hơn, các lãnh đạo phụng sự có thể hành động một cách nhân văn và có tình nghĩa hơn.
Xem thêm: Nỗ lực không ngừng mới có cơ hội thành công: Bài học sâu xa giúp dân công sở phải cảnh tỉnh
Phương Thúy