Kỹ năng phỏng vấn xin việc ưu tú, bà Michelle Obama chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng
Năm 1991, bà Michelle Obama vẫn còn là Michelle Robinson, khi bà mới chỉ đính hôn chứ chưa hết hôn và đổi sang họ Obama như hiện nay.
Lúc đó, bà Michelle là một người phụ nữ 26 tuổi đến từ Chicago, tốt nghiệp ĐH Princeton, là cựu sinh viên trường Luật Harvard và hiện đang làm luật sư năm hai tại một hãng luật tư. Bà đã gửi CV tới văn phòng làm việc của bà Valerie Jarrett.
Nhà tuyển dụng cũng chia sẻ rằng, CV này khiến bà vô cùng ấn tượng, nhưng buổi phỏng vấn đầy thuyết phục với Michelle mới là thứ làm bà gật đầu ngay lập tức.
Nhờ đó, đội ngũ nhân viên của Jarrett có thêm Michelle Obama và nhiều năm sau đó, mối quan hệ thân thiết này đã giúp 2 người cùng bước chân vào Nhà Trắng.
Michelle Obama đã để lại ấn tượng khó phai ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên cho nhà tuyển dụng.
Theo bà Jarrett, với những kỹ năng phỏng vấn xin việc như của bà Michelle Obama, bạn có thể gây ấn tượng với bất cứ nhà tuyển dụng nào.
Kỹ năng phỏng vấn xin việc #1: Thoải mái trong buổi phỏng vấn
Bà Jarrett cho biết, các nhà tuyển dụng đã nghiên cứu CV của bạn hết rồi, cho nên, nếu trong buổi nói chuyện, bạn thể hiện được kỹ năng hay trải nghiệm nào đó sáng tạo hơn sẽ dễ gây ấn tượng hơn. Cụ thể, bà cho rằng, "Buổi phỏng vấn nên được bắt đầu bằng những trải nghiệm cá nhân dễ chịu hơn".
Bà Michelle Robinson đã thể hiện đúng tinh thần đấy khi bắt đầu bằng việc kể cho nhà tuyển dụng nghe về cái chết của cha và bạn thân mình cách đó 1 năm. Đó chính là lý do cho quyết định ngừng theo đuổi ngành luật của cô luật sư trẻ, là động lực thôi thúc cô ấy theo đuổi một cuộc sống có mục tiêu hơn.
Thông qua đó, bà thấu hiểu hơn về động lực xin việc của ứng viên, cũng giúp bầu không khí buổi tuyển dụng trở nên thoải mái.
Để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công, bất cứ ứng viên nào cũng có thể áp dụng cách của bà Michelle Obama.
Kỹ năng phỏng vấn xin việc #2: Cách xây dựng tầm nhìn cho tương lai
Như một người có kinh nghiệm lâu năm trong tuyển dụng, bà Jarrett thích nghe ứng viên nói về hoài bão mà họ muốn thực hiện sau khi chia tay công việc họ đang ứng tuyển. Qua đó, bà muốn đảm bảo rằng họ phù hợp với công việc này và được chuẩn bị sẵn sàng cho con đường kế tiếp.
Đa số ứng viên bà gặp đều chỉ mải tập trung vào công việc trước mặt nên ít khi trả lời được câu này. Chủ yếu họ chưa từng nghĩ đến kế hoạch tiếp theo trong sự nghiệp.
Bà Jarrett chỉ muốn chắc chắn rằng cơ hội này sẽ giúp các ứng viên đạt được mục tiêu tiếp theo của mình.
Kỹ năng phỏng vấn xin việc #3: Biết đưa ra những câu hỏi thông minh
Một buổi phỏng vấn thành công cũng giống như con đường hai chiều. Hai bên cần không ngừng giao tiếp mới có thể hiểu được lẫn nhau. Việc ứng viên đưa ra các câu hỏi không chỉ thể hiện sự hứng thú với công ty mà còn giúp họ tìm hiểu xem liệu công việc có phù hợp với mình không.
Valerie Jarrett đề cao những người người biết đặt nhiều câu hỏi thiết thực về công việc.
Trong trường hợp bà Michelle Obama, người sau này trở thành Đệ nhất Phu nhân, bà đã dành ra thời gian để tìm hiểu kỹ về bộ máy nhân viên, sơ đồ tổ chức, các dự án và công việc hiện tại.
Điều đó cho nhà tuyển dụng ấn tượng rằng, "chuyện cô ấy muốn làm việc cho tôi cũng quan trọng không kém chuyện tôi muốn cô ấy làm việc cho mình. Khi bằng tuổi cô ấy, đây là sự chín chắn đến tôi cũng không có được” - bà Jarrett nói.
Bà Jarrett cũng chia sẻ thêm rằng, "Tôi thích những người không ngại đặt ra những câu hỏi thẳng thắn và chân thật". Đây là tips không chỉ để ứng viên còn thể hiện sự nghiêm túc của mình về công việc mà còn có thể khiến nhà tuyển dụng mất cảnh giác. Do đó, hãy hỏi càng nhiều càng tốt.
Chính vì lẽ đó, sau buổi trò chuyện, với những kỹ năng phỏng vấn xin việc ưu tú như vậy, bà Michelle đã lập tức được mời về làm việc, dù khi đó cấp trên của công ty chưa hề đưa ra phản hồi. Không lâu sau đó, tại văn phòng thị trưởng, Michelle Robinson chính thức trở thành nhân viên dưới quyền Jarrett.
Michelle Obama và Velerie Jarrett cùng xuất hiện trong buổi ra mắt sách của cựu Đệ nhất Phu nhân.
Jarrett giải thích. "Tôi muốn tìm những người chính trực, tự giác và hài hước". Do đó, khi ứng viên thừa nhận mình không biết trả lời câu hỏi ra sao, bà cũng trân trọng sự thành thật của họ. "Điều đó đòi hỏi sự can đảm, nên có thể gây ấn tượng tốt cho tôi".
Thậm chí, để đưa ra được câu trả lời khôn ngoan hơn sau đó, ứng viên cũng có thể nói rằng họ cần thêm thời gian để suy nghĩ.
Ngoài ra, "nhận xét bạn nhận được khi trúng tuyển chỉ là một điểm dữ liệu" - Jarrett giải thích. "Tôi nghĩ mọi người nên thường xuyên kiểm tra và trau dồi định kỳ. Hãy hỏi cấp trên của bạn: "Liệu tôi có đang đi đúng hướng không?". Hãy xem mình cần được hỗ trợ gì và lên tiếng kịp thời.
Xem thêm: Trang phục đi phỏng vấn: Tuyệt đối tránh xa 8 cách ăn mặc “mất điểm”
Phương Thúy