Lý do 100 triệu liều Vắc- xin Sputnik V của Nga sẽ được sản xuất tại Ấn Độ

22:02 | 27/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Vaccine COVID-19 Sputnik V do Nga nghiên cứu và phát triển có 2 liều, với giá mỗi liều chưa đến 10 USD khi bán ra thị trường quốc tế sẽ được sản xuất ở Ấn Độ
RDIF và Hetero, một trong những nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ (thông qua công ty con Hetero Biopharma) công bố thỏa thuận sản xuất hơn 100 triệu liều vaccine Sputnik V ngừa coronavirus ở Ấn Độ sẽ khởi động vào đầu năm 2021
 
Trong một thông báo ra ngày 27/11, Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga và Công ty dược Ấn Độ Hetero cho biết đã nhất trí cùng sản xuất loại vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga tại Ấn Độ, với số lượng hơn 100 triệu liều/năm. Đây là thỏa thuận hợp tác có lợi cho cả hai bên nhằm đẩy nhanh việc đưa loại vaccine này ra thị trường.
 
Các cuộc thử nghiệm giai đoạn hai và ba đang được tiến hành ở Ấn Độ. Công ty dược phẩm Dr Reddy's Laboratories của Ấn Độ kỳ vọng chương trình thử nghiệm giai đoạn cuối sẽ được hoàn tất sớm nhất vào tháng 3.
 
Lý do 100 triệu liều Vắc- xin Sputnik V của Nga sẽ được sản xuất tại Ấn Độ - ảnh 1
 
Giá bán trên thị trường quốc tế của vắc xin Sputnik V được công bố ngày 24-11 là rẻ hơn so với các loại vắc xin khác do các đối thủ cạnh tranh phương Tây phát triển. Cụ thể, vắc xin do liên doanh Pfizer-BioNTech phát triển có giá 15,5 euro/liều (18 USD/liều). Tuy nhiên, vắc xin này đắt hơn giá của vắc xin do Công ty AstraZeneca sản xuất, được bán ở châu Âu với giá khoảng 2,5 euro/liều (khoảng 3 USD/liều). Thông báo về giá bán quốc tế của vắc xin Sputnik V đưa ra trong bối cảnh Nga muốn mở rộng quy mô phân phối và sản xuất đối với loại vắc xin này. Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia RDIF của Nga, cho biết Matxcơva và các đối tác nước ngoài có khả năng sản xuất hơn 1 tỉ liều bắt đầu từ năm tới, đủ để tiêm cho hơn 500 triệu người.
 
Ông Dmitriev trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters cho biết Matxcơva đã chủ động giảm giá vắc xin để nhiều người trên toàn thế giới có thể tiếp cận loại vắc xin này nhất có thể. Trong thông cáo báo chí của RDIF, cơ quan này cho biết vắc xin Sputnik V rẻ hơn từ 2 đến 3 lần so với các loại vắc xin mRNA cùng loại với hiệu quả tương đương. Cơ quan này cho biết họ đưa ra đánh giá của mình theo giá của các loại vắc xin mRNA đã được công bố. Hiện thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba của vắc xin Sputnik V vẫn chưa kết thúc.
 
Lý do 100 triệu liều Vắc- xin Sputnik V của Nga sẽ được sản xuất tại Ấn Độ - ảnh 2
 
Một thử nghiệm lâm sàng mới với 39 trường hợp dương tính xác nhận với virus corona chủng mới và 18.794 tình nguyện viên được tiêm 2 liều cho thấy vắc xin Sputnik V có hiệu quả lên đến 91,4% vào ngày thứ 28 và hơn 95% vào ngày thứ 42.
 
Một số nhà khoa học phương Tây chỉ trích rằng Nga đã đi tắt để bán vắc xin sớm, trong khi Nga phủ nhận cáo buộc này và cho rằng đây là chiến dịch bôi bẩn của phương Tây nhằm khiến mọi người không dám sử dụng vắc xin do Nga sản xuất.
 
Hiện RDIF và các đối tác đã bắt đầu sản xuất dạng vaccine (khô) đông khô, được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C. Cách thức như vậy giúp vaccine có thể dễ dàng phân phối trên thị trường quốc tế, cũng như mở rộng việc sử dụng vaccine đến những vùng khó tiếp cận, bao gồm cả những vùng có khí hậu nhiệt đới.
 
Hơn 50 quốc gia đã đăng ký mua hơn 1,2 tỷ liều vaccine Sputnik V của Nga. Vaccine cung cấp ra thị trường quốc tế sẽ do các đối tác quốc tế của RDIF ở Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác sản xuất
 
Trong một tuyên bố, WHO cho biết đang liên lạc với Viện nghiên cứu dịch tễ và vi trùng học Gamaleya, cơ quan từng bày tỏ quan tâm tới việc xin đưa vaccine tiềm năng ngừa COVID-19 Sputnik V vào danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO. Hiện, WHO đang chờ nhận được dữ liệu về vaccine này và sẽ công bố các kết quả một cách rộng rãi nếu sản phẩm được đưa ra đánh giá đáp ứng được những tiêu chuẩn để đưa vào danh sách. WHO sẽ đề nghị các nước thành viên sử dụng vaccine Sputnik V nếu vaccine này  được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.
 
Trước đó, ngày 8/11 vừa qua, Pfizer thông báo kết quả thử nghiệm cuối cùng loại vaccine ngừa COVID-19 do hãng cùng BioNTech phát triển cho thấy hiệu quả đến 95% và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Đúng một tuần sau, tập đoàn Moderna thông báo vaccine thử nghiệm của hãng này đã phát huy tới 94,5% hiệu quả trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trở thành tập đoàn dược phẩm thứ hai của Mỹ trong vòng một tuần báo cáo kết quả thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả cao hơn mức dự báo. Những thông tin tích cực về công tác phát triển và điều chế vaccine phòng COVID-19 đã củng cố thêm hy vọng và quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp, các ca nhiễm không ngừng tăng theo ngày. Theo trang thống kê Worldometers đến ngày 27/11 toàn cầu ghi nhận 61.302.037 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.437.635 ca tử vong và 42.393.123 bệnh nhân bình phục.Dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 61,2 triệu người khắp toàn cầu, trong đó 1,43 triệu người tử vong. Số liệu trên được Worldometers cập nhật lúc 6h sáng nay (27/11). Ngoài ra, số ca hồi phục trên thế giới đạt hơn 42,3 triệu người.Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với tổng số người nhiễm và thiệt mạng kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay là 13.228.456 và 269.367. Ổ dịch lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ với 9.308.751 người nhiễm và 135.734 ca tử vong. Kế đó là Brazil với 6.204.220 người bệnh, bao gồm 171.460 người trong đó đã tử vong.
 
 
Nguyễn Dung(t/h)