Malaysia áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhôm và kẽm Việt Nam

20:58 | 30/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Malaysia đã áp thuế tạm thời đối với một số mặt hàng thép mạ nhôm và kẽm nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi khi chờ kết luận điều tra chống bán phá giá các sản phẩm này.
Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công thương cho biết Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) vừa ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ nhôm và kẽm có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.
 
Theo đó, biên độ phá giá mà Việt Nam bị cáo buộc từ 1,56-37,14%. Trong 7 doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ nhôm kẽm của Việt Nam sang Malaysia bị xác định bán phá giá, đơn hàng đến từ Hoa Sen Group (Tôn Hoa Sen) bị áp thuế chống bán phá giá cao nhất ở mức 16,55%.
 
Malaysia áp thuế CBPG với thép mạ nhôm và kẽm Việt Nam
 
Các sản phẩm thép mạ nhôm kẽm bị điều tra có mã HS 7210.61.11 00, 7210.61.12 00, 7210.61.19 00, 7210.61.91 00, 7210.61.92 00, 7210.61.99 00, 7212.50.23 00, 7212.50.24 90, 7212.50.29 10 và 7212.50.29 90.
 
MITI cho rằng có sự tồn tại của hành vi bán phá giá, tạo ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Malaysia. Cơ quan này xác định biên độ phá giá của Việt Nam từ 1,56% đến 37,14%.
 
Trong đó, Công ty Tôn Phương Nam (SSSC) được xác định có biên độ bán phá giá không đáng kể (dưới 2%) nên không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
 
Mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với doanh nghiệp còn lại của Việt Nam từ 3,06% đến 37,14%; Trung Quốc từ 2,18% đến 18,88% và Hàn Quốc từ 9,98% đến 34,94%. Mức thuế chống bán phá giá có thời hạn 5 năm, hiệu lực từ ngày 12/12/2020 đến ngày 11/12/2025.
 
Malaysia áp thuế CBPG với thép mạ nhôm và kẽm Việt Nam
 
Cuộc điều tra chống bán phá giá được bắt đầu vào ngày 28/7, dựa trên đơn kiện của Bahru Stainless Sdn Bhd, công ty nội địa duy nhất của Malaysia sản xuất các sản phẩm tương tự. Nguyên đơn này cho rằng, hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc hoặc xuất khẩu từ các nước bị cáo buộc đang nhập khẩu vào Malaysia với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của họ.
 
Tuần trước, Malaysia cũng đã áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán dẹt từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, sau khi xác định rằng chúng được nhập khẩu với giá thấp hơn giá bán tại các nước xuất xứ.

Năm 2020 tiếp tục là năm ngành thép phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại từ các nước. Nếu tính từ năm 2004, năm đầu tiên ngành thép bắt đầu bị kiện phòng vệ thương mại, thì đến tháng 11-2020 đã có 63 vụ kiện từ các nước "đổ" lên ngành thép.
 
Trong đó, loại hình kiện nhiều nhất là chống bán phá giá (35 vụ), kiện chống trợ cấp (3 vụ), kiện "kép" chống bán phá giá lẫn trợ cấp (6 vụ) và sử dụng biện pháp tự vệ toàn cầu (13 vụ).
 
Nguyễn Dung