Metro số 2 ‘vỡ’ kế hoạch giải phóng mặt bằng
Tuyến metro số 2 đang gặp khó, không thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2020 như kế hoạch trước đó.
Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh cụ thể, MAUR cho biết dưới sự chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và UBND TP, dự án đã có những dấu hiệu thay đổi theo hướng tích cực đáng ghi nhận. Tuy vậy, dự án vẫn còn nhiều khuyết điểm trong thời gian sắp tới và cần được giải quyết. Công tác GPMB không thể hoàn thành do gặp một số vướng mắc về thủ tục việc bố trí vốn để thực hiện bồi thường và khiếu nại của một số hộ dân trong năm 2020.
Sơ đồ tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương)
Hiện nay, MAUR đang tích cực phối hợp với UBND các quận để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. MAUR cho biết công tác GPMB của dự án tới thời điểm hiện tại chỉ đạt 74,63% (450/603 trường hợp). Nguyên nhân chủ yếu do công tác bố trí vốn để thực hiện GPMB cho dự án trong năm nay chưa đảm bảo so với nhu cầu thực tế dẫn đến các quận, huyện có nhu cầu tiếp tục bố trí kế hoạch vốn cho năm tiếp theo để hoàn thành dự án.
UBND TP đã nhận được chỉ đạo cùng MAUR tư vấn tiến hành rà soát và lập hồ sơ, báo cáo điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án để tăng chi phí cho công tác GPMB. Hiện MAUR đang cùng Tư vấn tiến hành rà soát và lập hồ sơ báo cáo điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án để tăng chi phí cho công tác GPMB.
MAUR đề nghị UBND TP chỉ đạo và giải quyết khó khăn vướng mắc để thực hiện công tác GPMB. Cụ thể là giải quyết chính sách bồi thường của quận 3, bố trí vốn để thực hiện GPMB.
MAUR cho biết đơn vị không thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2020.
Bên cạnh đó, về cơ chế tài chính, việc phân chia vốn cấp phát, vay lại cho từng nguồn vốn vay (cả cũ và dự kiến vay mới) có thay đổi so với thời điểm trình duyệt, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tự do. Hiệp định vay đã hết hạn, hủy một phần, bổ sung vay mới và quá trình lựa chọn nhà thầu phải tổ chức lại để đảm bảo chặt chẽ về pháp lý. Hiện nay, UBND TP đang xem xét, có công văn giải trình theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Theo báo giao thông cho biết riêng về di dời hạ tầng kỹ thuật, trong thời gian sắp tới, Ban sẽ trình phê duyệt bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu tư vấn giám sát thi công. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn thiếu hụt khoảng 4,63 tỷ đồng so với tổng chi phí 16,72 tỷ đồng đã được duyệt. Vấn đề này, Ban đã trình UBND TP xem xét.
Ngoài ra, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tiến trình họp thương thảo phụ lục hợp đồng số 13 có chậm hơn dự kiến do không thể tổ chức thương thảo trực tiếp mà thực hiện qua văn bản. Đồng thời cũng dự báo khó khăn trong việc huy động các chuyên gia quốc tế vào tiếp tục làm việc tại dự án sau khi phụ lục hợp đồng 13 được ký kết. Dự án không thể tổ chức các đợt làm việc, kiểm tra với bên cho vay, nhà thầu mà phải thực hiện họp trực tuyến và trao đổi văn bản thư điện tử.
Để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo của dự án, Ban Quản lý Đường sắt đô thị kiến nghị UBND TP xem xét chỉ đạo một số nội dung để tiếp tục triển khai dự án đáp ứng tiến độ như sau. Theo đó, báo cáo Thủ tưởng chính phủ về việc phân chia giá trị cấp phát, vay lại đối với từng nguồn vay của dự án; có ý kiến với Bộ Tài chính về khoản vay bổ sung của Ngân hàng EIB; tiếp tục làm việc với các nhà tài trợ để có cam kết bổ sung nguồn vốn thiếu hụt cho dự án.
Tiếp tục chỉ đạo và giải quyết các khó khăn vướng mắc để thực hiện công tác GPMB, giải quyết chính sách bồi thường của quận 3, bố trí vốn để thực hiện công tác GPMB. Đồng thời có ý kiến chỉ đạo về chủ trương điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung để lựa chọn các đơn vị tư vấn công tác di dời hạ tầng kỹ thuật.
Ban Quản lý cho biết dự án tuyến metro số 2 đi qua địa bàn của sáu quận gồm: quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú. Tổng diện tích bồi thường 251.136 m2. Tổng số trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án là 602, số tiền bồi thường là hơn 4,3 ngàn tỉ đồng.
|
Nguyễn Triệu