Miệng giếng Tử Cấm Thành siêu nhỏ, Từ Hi Thái hậu làm sao đẩy được sủng phi xuống dưới?
Giếng Trân phi là giếng nước nổi tiếng ở Tử Cấm Thành. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là do Từ Hi Thái hậu đã từng đẩy ngã Trân phi - phi tần mà hoàng đế Quang Tự sủng ái nhất - xuống dưới.
Tử Cấm Thành được xây dựng bởi Hoàng đế Vĩnh Lạc Chu Đệ (Minh Thành Tổ) của nhà Minh. Sau khi xây dựng, công trình kiến trúc này nhanh chóng trở thành địa điểm thu hút sự quan tâm của người dân trên khắp thế giới.
Được biết, Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố cung Bắc Kinh) được xây dựng từ năm 1406 tới năm 1420, có hàng chục vị Hoàng đế sinh sống tại đây, ẩn chứa và lưu truyền nhiều câu chuyện vừa thú vị vừa rùng rợn.
Khi đến thăm Tử Cấm Thành, bất kỳ du khách nào đều có thể thấy một giếng nước ở trong khuôn viên. Giếng nước này có tên là Giếng Trân phi. Tên gọi này đến từ việc Từ Hi Thái hậu đã từng đẩy ngã Trân phi - vị phi tần mà Hoàng đế Quang Tự sủng ái nhất hậu cung - xuống bên dưới.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây đó là, miệng Giếng Trân phi rất hẹp đến mức không thể nhét nổi đầu người qua. Vậy làm thế nào mà Từ Hi Thái hậu có thể đẩy ngã Trân phi xuống dưới giếng?
Có lẽ ai cũng biết, Từ Hi Thái hậu chính là người nắm quyền lực tối cao cuối triều đại nhà Thanh. Không chỉ kiểm soát triều chính, người phụ nữ này còn cai quản toàn bộ hậu cung.
Theo như sử sách, Trân phi nhanh chóng được Hoàng đế Quang Tự yêu thương, sủng ái sau thời gian ngắn nhập cung bởi bà là một nữ nhân lanh lợi, thông minh, chu đáo, thông thạo viết chữ và đánh cờ.
Ngày nào vua Quang Tự cũng dành thời gian để bên cạnh Trân phi. Lúc đầu, Từ Hi Thái hậu rất hài lòng về Trân phi. Nhưng về sau, thấy hoàng đế mải sủng ái Trân phi mà xa lánh, lạnh nhạt Long Dụ Hoàng hậu - cháu gái của Từ Hi Thái hậu. Ngoài ra, Trân phi còn tỏ rõ lập trường đứng về phía những người theo chủ nghĩa cải cách nên nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt Từ Hi Thái hậu.
Để nhổ đi 'cái gai' này, sau khi Liên quân 8 nước tiến vào hoàng cung, Từ Hi Thái hậu cùng phe cánh đã chạy trốn khỏi Bắc Kinh và nhân cơ hội loạn lạc cho người ném Trân phi xuống dưới giếng.
Thời điểm xảy ra vụ việc, miệng Giếng Trân phi không quá nhỏ hẹp. Tuy nhiên sau đó, nhằm tránh việc có người bất cẩn rơi xuống dưới, hậu nhân đã đặt một viên đá to cùng một thanh sắt ở miệng giếng để đảm bảo an toàn.
Khi Tử Cấm Thành trở thành địa điểm thu hút khách du lịch, nhiều người đưa cả trẻ nhỏ đến thăm quan. Do đó, các chuyên gia đã cải tạo Giếng Trân phi để đảo bảo an toàn cho du khách. Bởi vậy, giếng hiện tại đã không còn giống hoàn toàn so với ngày xưa.
Tiểu Long