Mô hình kinh tế "hot" ở nông thôn: Đầu tư 1 tỷ đồng làm xưởng tôn lợp, thu lãi 50 triệu/tháng
Ông Thắng sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo, gia đình lại đông anh em nên con đường lập nghiệp không hề thuận lợi. Được biết, khi học hết Trung học phổ thông, ông Thắng đã phải bươn chải đi làm thuê, làm mướn với đủ ngành nghề khác nhau để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Mặc dù kiên trì, chịu khó giành dụm nhưng gia đình ông vẫn không khấm khá hơn.
Chân dung ông Phan Văn Thắng - Người nông dân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng với mô hình tôn lợp
Đến năm 1991, ông Thắng tiến hành lập gia đình rồ sau đó các con ông lần lượt ra đời khiến cuộc sống gia đình ông nghèo khó lại nghèo khó hơn. Trong hoàn cảnh khó khăn thì ông lại càng khát khao vươn lên thoát nghèo bấy nhiêu.
Năm 2016, tình cờ được tham quan một số cơ sở tôn lợp tại Tam Dương - Vĩnh Phúc theo chương trình của địa phương. Ông nhận thấy đây là hướng khởi nghiệp hiệu quả, sau nhiều đêm trăn trở, ông đã cùng vợ quyết định mở xưởng sản xuất tôn lợp ngay tại quê nhà. Để có vốn đầu tư, ông đã bán đi một nửa mảnh đất và vay mượn thêm bạn bè, anh em. Sau nỗ lực và cố gắng thì đến năm 2017 xưởng sản xuất mang tên Phan Hưởng đã chính thức đi vào hoạt động.
Thời gian đầu xưởng còn gặp nhiều khó khăn nhất là về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra còn có vấn đề ở quy mô, máy móc, trang thiết bị thô sơ nên dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp. Khách hàng tìm đến ông chủ yếu chỉ là người quen trong xã.
Để có được lượng khách hàng ổn định, ông Thắng đã đi gõ cửa từng nhà đang xây dựng và chào bán về sản phẩm của xưởng. Bên cạnh đó ông còn nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từ các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước để cải tiến mẫu mã cũng như đa dạng hóa sản phẩm của mình.
Mô hình sản xuất chính cả xưởng ông Thắng là tôn lợp
Năm 2018, ông Thắng đã mạnh dạn đầu tư 1 tỷ đồng để mua sắm các máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất nhằm mang lại cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.
Chính nhờ chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, dịch vụ đi kèm tốt mà cơ sở của ông Thắng ngày càng có nhiều đơn đặt hàng không những ở trong địa phương mà còn ở ngoại tỉnh. Mỗi năm, doanh thu bình quân của xưởng ông Thắng đạt 600 - 700 triệu đồng lãi khoảng 50 triệu đồng.
Xem thêm: Khởi nghiệp chỉ vỏn vẹn 15 triệu đồng, bà nội trợ người Nhật có thu nhập 100 tỷ ở tuổi 36
Tâm Phạm