Mới chỉ 11% DN xuất nhập khẩu Việt tham gia sàn thương mại điện tử

22:19 | 16/12/2017 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Mặc dù thương mại điện tử xuyên biên giới là con đường có chi phí thấp nhất để các doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài nhưng mô hình này vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
Mới chỉ 11% DN xuất nhập khẩu Việt tham gia sàn thương mại điện tử - ảnh 1
Sự mất cân bằng trong giao dịch trực tuyến qua biên giới giữa nhập khẩu và xuất khẩu rất rõ nét. Nguồn: Internet
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tại báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2017: Trong số các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tham gia khảo sát, mới chỉ có 11% tham gia sàn thương mại điện tử.

Sự mất cân bằng trong giao dịch trực tuyến qua biên giới giữa nhập khẩu và xuất khẩu rất rõ nét. Trong khi khách hàng Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài rất nhiều thì khách hàng nước ngoài mua sản phẩm trực tuyến từ Việt Nam vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân từ chất lượng hàng hoá Việt Nam thiếu sức cạnh tranh, sự chưa đầu tư đúng mức của doanh nghiệp và đặc biệt, do các cơ quan chức năng chưa có giải pháp hữu hiệu thúc đẩy và phát triển mô hình thương mại điện tử.

Để tham gia vào thị trường được đánh giá là có giá trị hàng trăm tỉ đô la Mỹ này, các doanh nghiệp Việt phải nỗ lực rất nhiều, từ khâu nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, phương thức hợp tác đến phát triển sản phẩm mới phù hợp, bố trí nhân sự phụ trách hiệu quả.

"Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC"-vừa được thông qua tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC 2017-được kỳ vọng sẽ làm gia tăng số doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử, không chỉ tầm khu vực mà trên toàn thế giới trong một vài năm tới.

Minh Hoa