Dù doanh nghiệp có thể viện dẫn lý do "nhầm lẫn" để giải thích cho các sai sót trong báo cáo tài chính, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc được miễn trừ trách nhiệm. Theo các chuyên gia pháp lý, nếu sai sót mang tính trọng yếu hoặc có dấu hiệu gian lận, doanh nghiệp vẫn có thể bị xử phạt nghiêm khắc, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sáng 16/3, Cục Hải quan cho biết, đến thời điểm 17h00 ngày 15/3 (ngày đầu tiên thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới của cơ quan hải quan) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, với trên 20,3 nghìn tờ khai.
Chính sách của tân Tổng thống Mỹ chưa rõ ràng song các chuyên gia nhìn nhận nhóm ngành xuất khẩu như dệt may, thuỷ sản hay nhóm thép có thể đứng trước các cơ hội đi kèm thách thức.
Cộng đồng doanh nghiệp nhận định còn nhiều rủi ro và thách thức có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, cần những bước đi chiến lược và triển khai các giải pháp phù hợp để kích thích và tận dụng cơ hội, vững vàng vượt đích.
Xuất khẩu của Việt Nam kỳ vọng tiếp tục phục hồi khi nền kinh tế của hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh so với năm 2023. Theo đó, các ngành xuất khẩu chủ lực như thuỷ sản và dệt may được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì sản lượng và giá được cải thiện.
Bên cạnh những thuận lợi đã và đang có được, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn đến từ thực tế khách quan từ thế giới mang lại. Do đó, để đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2024, ngành Công Thương đã, đang và sẽ thực hiện đồng thời nhiều giải pháp trợ lực cho doanh nghiệp xuất khẩu vững vàng đối diện với khó khăn trong thời gian tới.
Theo Tổng cục Hải quan, nếu duy trì được kết quả đạt được như những tháng đầu năm, quy mô kim ngạch xuất khẩu cả nước có thể lập được kỷ lục mới là 380 tỷ USD, thậm chí vượt con số này.