Mỹ sẽ có `quà giáng sinh' nếu Vắc xin COVID-19 của Pfizer được cấp phép sử dụng khẩn cấp

11:06 | 21/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech đã nộp đơn lên FDA yêu cầu được phê duyệt khẩn cấp sử dụng vắc xin ngừa COVID-19
Nếu đơn đăng ký của Pfizer được chấp thuận, vắc-xin có thể sẽ bị giới hạn và triển khai theo từng giai đoạn, trong đó các nhân viên chăm sóc sức khỏe, người cao tuổi và những người có tình trạng sức khỏe cơ bản sẽ được tiêm chủng đầu tiên. Những người lao động trong lĩnh vực thiết yếu, giáo viên và những người lao động trong các trại tạm trú dành cho người vô gia cư và nhà tù có thể sẽ là những đối tượng được tiêm chủng tiếp theo. Kế đó là trẻ em và thanh niên.

Hai công ty hy vọng FDA sẽ cấp EUA vào giữa tháng 12 và cho biết họ bắt đầu vận chuyển các liều vaccine gần như ngay lập tức. Pfizer dự kiến ​​sẽ cung cấp 50 triệu liều vaccine trong năm nay, đủ để bảo vệ 25 triệu người.

 “Việc nộp hồ sơ đăng ký lên FDA tại Mỹ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình cung cấp vắc-xin Covid-19 cho thế giới và giờ đây chúng tôi có một bức tranh toàn diện hơn về cả hiệu quả và tính an toàn của vắc-xin Covid-19, qua đó giúp chúng tôi có niềm tin vào tiềm năng của nó,” Giám đốc điều hành Pfizer, Tiến sĩ Albert Bourla cho biết trong một tuyên bố.

Thông báo trên được đưa ra khoảng 2 ngày sau khi Pfizer cho biết phân tích dữ liệu cuối cùng cho thấy vắc-xin Covid-19 có hiệu quả tới 95% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, an toàn và có thể ngăn bệnh tình trở nặng.

Phân tích cuối cùng đánh giá 170 trường hợp nhiễm Covid được xác nhận trong số hơn 43,000 người tham gia thử nghiệm giai đoạn cuối. Các công ty cho biết 162 trường hợp nhiễm Covid-19 đã được quan sát thấy ở nhóm dùng giả dược, trong khi chỉ 8 trường hợp được quan sát ở nhóm được tiêm 2 liều vắc-xin. Theo đó, họ ước tính hiệu quả của vắc-xin này là 95%.

Trong cuộc đua phát triển vắc-xin Covid-19, Pfizer là công ty đầu tiên đăng ký quyền sử dụng khẩn cấp với FDA. Vắc xin của họ chứa vật liệu di truyền được gọi là mRNA mà các nhà khoa học cho là sẽ kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại virus.

Ngày 22/08, Pfizer thông báo rằng Mỹ đã đồng ý mua 100 triệu liều vắc-xin của họ với tổng giá tiền tới 1.95 tỷ USD. Theo thỏa thuận, Mỹ còn được phép mua thêm 500 triệu liều vắc-xin. Ngày 09/11, ông Bourla cho biết rằng công ty có thể sản xuất tới 50 triệu liều vắc-xin trong năm nay và lên đến 1.3 tỷ liều vào năm 2021.

Pfizer đã bắt đầu đệ trình với một số cơ quan quản lý trên toàn thế giới, bao gồm Cơ quan Thuốc men Châu Âu (EMA) và Cơ quan Quản lý Sản phẩm Thuốc & Chăm sóc sức khỏe (MHPRA) ở Vương quốc Anh.

Mỹ sẽ có `quà giáng sinh' nếu Vắc xin COVID-19 của Pfizer được cấp phép sử dụng khẩn cấp - ảnh 1
 Pfizer và BioNTech sẽ cung ứng Vắc xin sau vài giờ có giấy phép

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, đã nói rằng tất cả người dân Mỹ có thể nhận được vắc-xin ngừa Covid-19 vào tháng 4/2021 hoặc tháng 7/2021.

Giám đốc điều hành BioNTech, ông Ugur Sahin, cho biết Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thể sẽ cấp giấy chứng nhận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (EUA) vào giữa tháng 12 tới. Còn cơ quan chức năng của châu Âu nhiều khả năng sẽ cấp giấy phép này vào nửa cuối tháng 12.

Tỉ lệ thành công của mẫu vaccine do Pfizer-BioNTech phát triển thậm chí còn cao hơn kỳ vọng của giới chức quản lý tại Mỹ và châu Âu. Giới chuyên gia nhận định đây là thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chấm dứt đại dịch đang hoành hành mạnh trên toàn cầu.

Theo ông Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, tới thời điểm hiện tại, Mỹ đã có hai mẫu vaccine an toàn, hiệu quả cao, có thể sẽ được FDA cấp phép và phân phối trong một vài tuần tới. Vaccine của hãng dược Moderna nhiều khả năng cũng được cấp phép sau 7-10 ngày kể từ thời điểm Pfizer nhận EUA và các bang tại Mỹ sẽ bắt đầu phân phối 24 giờ sau đó.

Pfizer và BioNTech cho biết họ sẽ sẵn sàng phân phối vắc xin vài giờ sau khi được cấp phép. FDA chưa nói rõ sẽ mất bao lâu để phê duyệt dữ liệu nghiên cứu vắc xin của Pfizer nhưng theo Hãng tin AFP, Chính phủ Mỹ có thể bật đèn xanh cho loại vắc xin này trong 2 tuần đầu của tháng 12-2020. Điều này có nghĩa một số người Mỹ có thể được tiêm ngừa trong vòng một tháng tới.

Nếu được thông qua, vắc xin của Pfizer có thể được hạn chế và phân phố theo giai đoạn, trong đó các nhân viên y tế, người già và người có bệnh nền sẽ được ưu tiên tiêm ngừa. Tiếp theo là những người làm các công việc quan trọng, giáo viên, người sống trong các khu dành cho người vô gia cư, nhà tù và sau đó là trẻ em, thanh niên.

Mỹ dự định tiêm chủng miễn phí cho người dân, theo các điều khoản của thoả thuận mua vaccine trị giá 1,95 tỷ USD mà chính quyền của Tổng thống Trump đã ký kết với Pfizer. Trước đó, hãng Pfizer khẳng định họ không nhận tiền tài trợ nghiên cứu từ Chiến dịch Thần tốc do Tổng thống Trump khởi xướng, nhằm đảm bảo tính độc lập về chính trị trong quá trình phát triển vaccine.

Cơ quan Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) ngày 20-11 (theo giờ địa phương) đã lên kế hoạch cuộc họp của uỷ ban cố vấn nhằm thảo luận đơn xin cấp phép uỷ quyền khẩn cấp vaccine ngừa Covid do tập đoàn Pfizer và BioNTech đệ trình. Theo đó, uỷ ban này sẽ nhóm họp vào ngày 10-12.

Bảo quản vắc xin như thế nào?


Nếu vắc xin ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech là vắc xin đầu tiên được lưu hành trên thị trường, cần phải chuẩn bị trước tủ đông cực lạnh vì vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ -70°C.

Pfizer giải thích: "Chúng tôi đã thiết kế một thùng chứa đặc biệt sử dụng đá khô để duy trì các điều kiện bảo quản theo khuyến cáo trong suốt thời gian vận chuyển và tại các địa điểm tiêm chủng".

Mỹ sẽ có `quà giáng sinh' nếu Vắc xin COVID-19 của Pfizer được cấp phép sử dụng khẩn cấp - ảnh 2

Có thể bảo quản vắc xin của Pfizer/BioNTech trong hai tuần trong một loại rương chứa tới 5.000 liều. BioNTech bảo đảm một khi đã lấy vắc xin ra khỏi tủ đông đặc biệt, có thể bảo quản vắc xin 5 ngày trong tủ lạnh.

Theo trang thống kê worldometer, trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Mỹ (166.217 ca), Ấn Độ (46.117 ca) và Italy (37.242 ca); Mỹ dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 1.614 ca), tiếp theo là Italy  (699 ca) và Pháp (634 ca).

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 260.138 ca tử vong, trong khi số ca nhiễm là 12.254.092 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 132.761 ca tử vong trong số 9.050.442 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 168.613 ca tử vong trong số 6.020.164 bệnh nhân.


 
Nguyễn Dung(t/h)