Nghề kiến trúc sư: Xu thế việc làm chưa bao giờ hạ nhiệt, còn kéo dài trong 10 năm tới

21:00 | 31/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ngành Kiến trúc là một trong TOP 10 ngành học được dự đoán đứng vững trong 10 năm tới với cơ hội việc làm mở rộng trên thị trường. Các doanh nghiệp đặc biệt tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành.

Nghề kiến trúc là gì?

Ngành Kiến trúc là ngành học liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế, thi công các công trình kiến trúc. Các kiến thức trang bị bao gồm: thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc công trình và cung cấp giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Cơ hội việc làm ngành kiến trúc? Vì sao chọn nghề kiến trúc sư?

Hiện nay, cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành Kiến trúc là vô cùng hấp dẫn khi đặt vào bối cảnh kinh tế xã hội phát triển, sự đô thị hóa, bùng nổ về xây dựng là các yếu tố thúc đẩy ngành kiến trúc phát triển. Như vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao trong ngành được đặt lên hàng đầu.

Dự đoán trong giai đoạn 2020-2025, ngành Kiến trúc vẫn giữ vững vị thế 1 trong 10 nhóm ngành dự kiến giữ vị trí HOT nhất, thu hút nhiều lao động với khoảng 10.800 người/năm theo thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM.

Nghề kiến trúc sư: Xu thế việc làm chưa bao giờ hạ nhiệt, còn kéo dài trong 10 năm tới - ảnh 1

Nghề kiến trúc sư là gì? Có cơ hội việc làm như thế nào?

 

Có rất nhiều vị trí liên quan ngành Kiến trúc mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm như là: 

Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị và nông thôn tại các công ty tư vấn kiến trúc, các viện trực thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa,...

Chuyên gia tư vấn, cung cấp các giải pháp về kiến trúc tại các công ty kiến trúc, xây dựng;

Nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở giáo dục chuyên ngành;

Hoặc có thể tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc...

Các công ty lớn về ngành kiến trúc là gì?

Công ty CP Tập đoàn Flamingo

Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Anh Linh (Alinco Ltd)

Công ty CP Tập đoàn FLC

Công ty TNHH Archetype Việt Nam

Công ty Gamuda Land Việt Nam

Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng

Công ty TNHH GK Archi

Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group)

Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land)

Tập đoàn Vingroup

Nghề kiến trúc sư: Xu thế việc làm chưa bao giờ hạ nhiệt, còn kéo dài trong 10 năm tới - ảnh 2

Các công ty hàng đầu về ngành kiến trúc để người lao động theo đuổi

Yêu cầu của nghề kiến trúc sư là gì?

Kỹ năng mềm tốt

Để trở thành một kiến trúc sư tài năng, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo là điều không thể thiếu vì nó sẽ giúp công việc được vận hành trơn tru hơn.

Cụ thể, để có thể trình bày ý tưởng, tầm nhìn của mình đồng thời tăng khả năng kết nối với khách hàng, với chủ đầu tư, khi làm việc nhóm với các kỹ sư khá chay đơn vị xây dựng, ứng viên cần có kỹ năng giao tiếp. Quan trọng nhất, họ sẽ có thể phối hợp ăn ý, tránh các mâu thuẫn để công việc diễn ra thuận lợi nhất.

Kỹ năng lãnh đạo giúp cho quá trình dẫn dắt công việc trơn tru, tạo ra sự phối hợp giữa các thành viên, xử lý các mâu thuẫn trong quá trình làm việc, thống nhất ý kiến của tất cả mọi người để hiệu suất công việc đạt cao nhất.

Tích lũy kiến thức về pháp luật

Nắm được hiểu biết cơ bản về pháp luật, khung pháp lý cho cơ sở hạ tầng như luật xây dựng, quy chuẩn xây dựng… là rất quan trọng với một kiến trúc sư để hoàn thành bản thiết kế hợp lý và được phê duyệt.

Kiến thức toán học và kỹ thuật

Một kiến thức về toán học và kỹ thuật vững chắc giúp giúp kiến trúc sư xây dựng cơ sở đo lường chính xác và các tỷ lệ thích hợp để triển khai một bản thiết kế vào thực tế, đưa vào sử dụng được. Một số kỹ thuật quan trọng được biết đến như là kỹ thuật vẽ tỷ lệ, kỹ thuật thiết kế đồ họa, kỹ thuật sử dụng phần mềm, công cụ cho ngành kiến trúc,... Do đó, ngoài sự khéo léo và tính nghệ thuật thì kiến thức trong 2 lĩnh vực này là kỹ năng không thể thiếu của một kỹ sư giỏi.

 Nghề kiến trúc sư: Xu thế việc làm chưa bao giờ hạ nhiệt, còn kéo dài trong 10 năm tới - ảnh 3

Kiến trúc sư thành thạo các kỹ năng này sẽ thành công hơn trong sự nghiệp.

Kiến thức về mỹ thuật

Với đặc điểm của nghề kiến trúc sư, điều kiện tiên quyết để bạn bước vào con đường nghề nghiệp và phát triển vững chắc là kiến thức mỹ thuật. Điều này sẽ được thể hiện qua những bản phác thảo ý tưởng của bạn, thông qua đầu óc sáng tạo và tư duy trừu tượng tốt để tạo nên bản phác thảo ý tưởng của bạn và để có được một sản phẩm kiến trúc hoàn thiện.

Những kiến trúc sư nổi tiếng

KTS Khương Văn Mười

Ông là Chủ tịch Hội KTS TP Hồ Chí Minh. Lĩnh vực chuyên môn bao gồm: Thiết kế Kiến trúc công trình; Thiết kế nội ngoại thất công trình; Thiết kế Quy hoạch xây dựng.

Một số công trình tiêu biểu:

1. Chung cư Cao cấp Daewon (Cantavil) – An Phú – Q.2 – TP. Hồ Chí Minh

2. Đền Tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh

3. Bệnh viện Quốc tế Thận và Lọc Thận – Q.3 – TP. Hồ Chí Minh - Đạt Giải Nhì Giải thưởng kiến trúc Quốc gia năm 2002

4. Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc – Đồng Tháp - Đạt Giải Nhì Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP. HCM năm 2012 (5 năm 1 lần)

5. Tượng đài và Quảng trường Hồ Chí Minh – Nghệ An

6.  QH Quần thể công trình lịch sử Văn hoá các dân tộc - Giải nhì KTQG năm 1996

7. Khu Tưởng Niệm Liệt Sĩ Ngã Ba Giồng, Xã Xuân Thới Thượng- Huyện Hóc Môn - Đạt Giải Nhì Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP. HCM năm 2012 (5 năm 1 lần) 

KTS Nguyễn Văn Tất

Ông là Ủy viên Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Hội KTS TP. Hồ Chí Minh khóa 4, 5, 6 Phó Chủ Tịch Hội KTS Việt Nam; Phó Chủ Tịch Hội KTS TP.HCM; Thành viên tổ chức UIA (Union International Architect). Từ năm 1995 – 2000, ông là Thành viên Hội đồng tư vấn Quy hoạch – Kiến trúc cho Thủ tướng Chính phủ

Một số công trình tiêu biểu:

1. Khu tưởng niệm Võ Văn Kiệt

2. Trụ sở huyện ủy Vũng Liêm - Vĩnh Long

3. HD Bank - Chi nhánh Đồng Nai

4. Saigonbank - Chi nhánh Quảng Ninh

5. Đài truyền hình Đồng Nai

KTS Nguyễn Tiến Thuận

Ông là người từng đạt nhiều thành tựu danh giá trong đó có Huân chương Lao động hạng Ba năm 1996; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2006; Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2004; Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2012 (công trình Bảo tàng Đắk Lắk); Giải thưởng Nhà nước về Văn hóa Nghệ thuật năm 2011 

Các công trình tiêu biểu: 

1. Bảo tàng Đắk Lắk

2. Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng

3. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

4. Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm Nghĩa trang A1

5. Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương

Nghề kiến trúc sư: Xu thế việc làm chưa bao giờ hạ nhiệt, còn kéo dài trong 10 năm tới - ảnh 4

Hình ảnh Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng

KTS Lê Hiệp

Ông là cán bộ giảng dạy đại học Kiến trúc Hà Nội, giáo viên thỉnh giảng các trường ĐH; từng làm việc tại Công ty Thiết kế (thuộc sở Nhà đất Hà Nội và Công ty Tư vấn kiến trúc (thuộc Hội KTS Việt Nam).

Các công trình tiêu biểu

1. Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Độc lập - Tự do của Tổ quốc (đài Tưởng niệm Bắc Sơn, trên quảng trường Ba Đình) Hà Nội: đạt giải Nhì cuộc thi thiết kế năm 1992; 

2. Đài Tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Tuyên Quang, (năm 1995) đạt giải Nhất – Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 1996;– Nhà bia Tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Bắc Ninh, (năm 1996).

3. Đài Tưởng niệm liệt sĩ thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (năm 1997) giải Khuyến khích – Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 1998;

4. Đài Tưởng niệm liệt sĩ huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (1999 – 2001);– Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ (phần Kiến trúc) – 2004;

5. Đài Tưởng niệm các liệt sĩ ở tỉnh Phú Yên (trên Núi Nhạn) (1997 – 2007) đạt giải Ba – Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2008;

KTS Nguyễn Trường Lưu

Ông là kiến trúc sư tài ba trong lĩnh vực chuyên môn: Thiết kế kiến trúc công trình, Thiết kế nội, ngoại thất công trình, Thiết kế quy hoạch xây dựng. Hiện ông đang là Phó chủ tịch thường trực; Ủy viên Đoàn chủ tịch khóa VI Ủy viên ban chấp hành; Ủy viên Ban lý luận phê bình Liên Hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.HCM

Các công trình tiêu biểu

1. Kho bạc Nhà nước TP HCM - Giải Nhì Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2008

2. Đài truyền hình TP HCM - Giải Nhất Giải thưởng Kiến trúc TP HCM 2006

3. Khu Tưởng niệm các Vua Hùng - Giải Nhì Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2010

4. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Ngành tài chính TP. HCM - Giải Nhất Cuộc thi thiết kế tuyển chọn công trình 2011

5. Hoàng Ngọc Resort - Giải Ba Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2006

Xem thêm: Nghề kinh doanh: Cơ hội phát triển mới để trở thành để trở thành mũi nhọn trong 10 năm tới

Phương Thúy