Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng trả tiền cho tin tức, giải trí trong tương lai

09:14 | 06/04/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố…

Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng trả tiền cho tin tức, giải trí trong tương lai - ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock) 

Nghiên cứu này dựa trên cuộc khảo sát do Nielsen thực hiện cho WEF từ đầu tháng 10/2019 đến cuối tháng 11/2019, với sự thăm dò ý kiến của hơn 9.100 người ở Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh và Mỹ về mức độ sử dụng, thói quen thanh toán và sở thích truyền thông.

Các kết quả tổng hợp cho thấy, mặc dù tỉ lệ người trả tiền cho nội dung thông tin hiện có thể không nhiều, nhưng mức độ sẵn sàng trả tiền trong tương lai đang tăng lên.Theo nghiên cứu mới được công bố của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khoảng 50% số người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho truyền thông với 16% trả tiền cho tin tức và 44% trả tiền cho giải trí, và sự sẵn sàng chi trả đang có xu hướng gia tăng.

Khoảng 80-90% người tiêu dùng dành 24 giờ để đọc, xem hoặc nghe tin tức và giải trí mỗi tuần.

Gần 60% người tiêu dùng đã đăng ký dịch vụ truyền thông (miễn phí hoặc trả phí) và trung bình có 7 dịch vụ truyền thông bao gồm video, thể thao, chơi game, âm nhạc, podcast (các tập tin âm thanh hoặc video số có thể tải về và nghe), tin tức và blog.

Nghiên cứu cũng cho thấy khắp các quốc gia, những người trẻ tuổi (từ 16-34 tuổi) có nhiều khả năng trả tiền cho nội dung thông tin, với trung bình 61% hiện đang trả tiền cho giải trí và 17% cho tin tức.

Tuy nhiên, nhìn vào tình trạng kinh tế xã hội, cho thấy sự hiện diện lớn hơn của các thuê bao tin tức được trả tiền trong số các cá nhân có thu nhập cao hoặc có địa vị cao hơn.

Theo nghiên cứu trên, khoảng 55% số người tiêu dùng được hỏi hiểu rằng quảng cáo có thể hỗ trợ tài chính cho việc tạo nội dung thông tin.

Tuy nhiên, gần 50% số này đều bỏ qua quảng cáo bất cứ khi nào có thể và gần 75% cố gắng giảm không phải "tiếp xúc" với quảng cáo. Kết quả khảo sát cũng cho thấy người tiêu dùng mong đợi các chính phủ có vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ truy cập tin tức hơn là giải trí.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh 3 sự thay đổi chiến lược trong truyền thông - thiết kế ứng dụng thanh toán mới, sự gia tăng của podcast và thay đổi môi trường quảng cáo.

Ngoài ra, từ tháng 5/2019 đến tháng 1/2020, WEF đã tham khảo khoảng 100 giám đốc điều hành trong nhiều lĩnh vực từ quảng cáo, giải trí, tin tức và các bộ phận khác của ngành truyền thông về các chiến lược kinh doanh để thu hút và giữ chân người tiêu dùng - cùng với những tác động có thể có đối với xã hội.

 Tại Nhật Bản, số doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh 'thuê bao' đang gia tăng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng sản phẩm theo cách khác biệt và tiết kiệm. Đây là mô hình kinh doanh mà trong đó khách hàng phải đăng ký sử dụng và trả phí theo một tần suất nhất định, như hàng tháng hay thường niên, để được tiếp cận với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Mô hình này đã được các nhà xuất bản sách đi tiên phong từ thế kỷ thứ 17 và giờ đây được nhiều doanh nghiệp và trang web áp dụng. Những cái tên đình đám nhất hiện nay theo đuổi mô hình kinh doanh này là công ty sản xuất và cung cấp dịch vụ truyền thông Netflix của Mỹ hay công ty dịch vụ truyền thông Âu-Mỹ có trụ sở ở Luxembourg-Spotify.

Giới phân tích cho rằng dù xu hướng trên thể hiện rõ nét đối với các sản phẩm có giá cao, các công ty ngày càng nhận thấy việc khuyến khích khách hàng trả phí thuê bao để sử dụng lặp lại sản phẩm của mình, thay vì bán hàng một lần sẽ giúp xây dựng mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng.

Đây cũng là một cách hiệu quả hơn để bắt kịp với thị trường không ngừng biến đổi.

Tien Tzuo, người sáng lập và là Giám đốc điều hành (CEO) của Zuora Inc., một nhà cung cấp nền tảng quản lý thuê bao hàng đầu đang phục vụ hơn 1.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới, cho biết người tiêu dùng ngày càng quen với mô hình thuê bao sau sự nổi lên của các cái tên như Netflix trong lĩnh vực video/phim ảnh và Spotify trong lĩnh vực âm nhạc.