Nhà nước ưu tiên doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng thế nào?
(DNVN) - Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019. Theo đó, Luật quy định 5 chính sách lớn của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh mạng gồm:
1. Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.
2. Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Riêng chính sách về hợp tác quốc tế về an ninh mạng, Luật đã dành hẳn Điều 7 quy định về vấn đề này. Theo đó, hợp tác quốc tế về an ninh mạng được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Nội dung hợp tác quốc tế về an ninh mạng bao gồm: Nghiên cứu, phân tích xu hướng an ninh mạng; Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động về an ninh mạng; Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo, trang thiết bị, công nghệ bảo vệ an ninh mạng; Phòng, chống tội phạm mạng, các hành vi xâm phạm an ninh mạng, ngăn ngừa các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
Bên cạnh đó, thực hiện tư vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng; tổ chức hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế về an ninh mạng; ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về an ninh mạng; thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về an ninh mạng; hoạt động hợp tác quốc tế khác về an ninh mạng.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng trong phạm vi quản lý.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Trường hợp hợp tác quốc tế về an ninh mạng có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành do Chính phủ quyết định.
Hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng của các bộ, ngành khác, của các địa phương phải có văn bản tham gia ý kiến của Bộ Công an trước khi triển khai, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
1. Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.
2. Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Riêng chính sách về hợp tác quốc tế về an ninh mạng, Luật đã dành hẳn Điều 7 quy định về vấn đề này. Theo đó, hợp tác quốc tế về an ninh mạng được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Nội dung hợp tác quốc tế về an ninh mạng bao gồm: Nghiên cứu, phân tích xu hướng an ninh mạng; Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động về an ninh mạng; Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo, trang thiết bị, công nghệ bảo vệ an ninh mạng; Phòng, chống tội phạm mạng, các hành vi xâm phạm an ninh mạng, ngăn ngừa các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
Bên cạnh đó, thực hiện tư vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng; tổ chức hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế về an ninh mạng; ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về an ninh mạng; thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về an ninh mạng; hoạt động hợp tác quốc tế khác về an ninh mạng.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng trong phạm vi quản lý.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Trường hợp hợp tác quốc tế về an ninh mạng có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành do Chính phủ quyết định.
Hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng của các bộ, ngành khác, của các địa phương phải có văn bản tham gia ý kiến của Bộ Công an trước khi triển khai, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
Theo Báo Tin tức