Nhân tài trẻ Trung Quốc lũ lượt trở về quê để tái sinh kinh tế nông thôn

10:57 | 06/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Nhân tài luôn coi trọng trong quá trình tái sinh nông thôn của Trung Quốc, điều này giúp thanh niên Trung Quốc có tài, có chí mang công nghệ và khái niệm mới về nông thôn và thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Xue Qiang, 35 tuổi, tốt nghiệp Đại học Công nghệ Tây An với bằng thạc sĩ kinh tế năm 2012. Gần như không do dự, anh quyết định trở về nhà để tiếp quản "công việc kinh doanh của gia đình" ở vùng nông thôn Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc.

Cha anh, Xue Tuo, chăm sóc hơn 660 ha đất và là một nông dân nổi tiếng ở quê hương anh. Giờ đây, Xue Qiang đang điều hành một hợp tác xã máy móc nông nghiệp và công việc cày cấy, gieo hạt, phun thuốc trừ sâu và thu hoạch của nông trại hoàn toàn được cơ giới hóa và có thể hoàn thành chỉ trong 9 ngày.

Xue Qiang cũng tận dụng nền tảng giáo dục của mình trong lĩnh vực nông nghiệp. "Tôi tính toán để đưa ra quyết định. Ví dụ, tôi so sánh giữa chi phí trồng lúa mì và các loại cây khác, chi phí nâng cấp máy móc và lợi nhuận ước tính. Chuyên ngành của tôi giúp tôi giảm thiểu rủi ro và đưa ra quyết định đúng đắn", Xue Qiang nói.

Nhân tài trẻ Trung Quốc lũ lượt trở về quê để tái sinh kinh tế nông thôn - ảnh 1

Thanh niên tài giỏi Trung Quốc đã chú ý đến việc tái sinh kinh tế nông thôn.

 

Năm ngoái, các cánh đồng lúa mì do hợp tác xã của Xue Qiang quản lý đạt năng suất 5.250 kg/ha, cao hơn nhiều so với các vùng lân cận. Xue Qiang chia sẻ: "Tôi hy vọng nhiều người trẻ hơn có thể tham gia sứ mệnh tái sinh nông thôn".

Năm 2017, Trung Quốc đã đề xuất chiến lược trọng yếu hóa nông thôn như một động thái quan trọng để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Từ đó chính quyền đã áp dụng một loạt chính sách để vạch ra lộ trình tái thiết nông thôn.

Khi chiến dịch đi vào chiều sâu, nhiều nhân sự trẻ, có kỹ năng cao như Xue đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền nông nghiệp hiện đại và trở thành những kiểu nông dân mới. Với kỹ năng chuyên môn và những ý tưởng quản lý mới lạ, họ đang mang lại sức sống mới cho sự phát triển kinh tế nông thôn của Trung Quốc.

Wang Qi, 28 tuổi, rất ngạc nhiên về cách ngôi làng quê hương anh đã thay đổi trong những thập kỷ qua. Nằm ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Thiểm Tây, làng Yuanjia chỉ có 62 hộ gia đình vào cuối những năm 1970. Bây giờ nó đã phát triển thành một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút hơn 5 triệu khách du lịch mỗi năm. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của ngôi làng đã vượt qua 100.000 nhân dân tệ (15.450 USD).

Nhân tài trẻ Trung Quốc lũ lượt trở về quê để tái sinh kinh tế nông thôn - ảnh 2

Nhờ những kiến thức mới mẻ, nhân tài trẻ Trung Quốc đã giúp thay đổi bộ mặt nông thôn.

"Vào năm 2019, người đứng đầu ủy ban dân làng đã kêu gọi thế hệ trẻ quay trở lại và 'khám phá những cách thức mới' để thúc đẩy sự phát triển của ngôi làng, tôi đã bị thu hút trở lại sau nhiều tháng cân nhắc", Wang nói.

Những người trẻ đã mang lại cho ngôi làng một diện mạo mới. Họ đã giới thiệu các chuỗi cửa hàng ăn uống nổi tiếng như Starbucks và KFC đến địa phương và động thái này được các du khách trẻ tuổi đón nhận nồng nhiệt.

Wang cho biết quán cà phê Starbucks được đặt trong một tòa nhà cũ của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, nhưng hình dáng ban đầu của tòa nhà vẫn được bảo tồn. Điều này khiến nhiều du khách cực kỳ thích thú.

Ding Dan, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Liverpool, Anh, cũng quyết định trở thành một nông dân sau vài năm làm việc tại khu trung tâm của Thượng Hải.

Cha mẹ anh điều hành một công ty chế biến thực phẩm với giá trị sản lượng hàng năm 200 triệu nhân dân tệ nên họ không ủng hộ quyết định của anh. Mặc dù vậy, Ding Dan đã quyết chí. Ding nói: "Theo quan điểm của cha mẹ tôi, tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp là quá vất vả".

Nhân tài trẻ Trung Quốc lũ lượt trở về quê để tái sinh kinh tế nông thôn - ảnh 3

Nhờ có những người trẻ tuổi, thu nhập của người dân vùng nông thôn tăng vọt.

Trở thành một nông dân thực sự là thử thách với Ding Dan. Sau khi không kiếm được lợi nhuận từ nông thôn trong năm đầu tiên, công ty của Ding đã gặp muôn trùng khó khăn vì hạn hán khắc nghiệt, lũ lụt, dịch côn trùng và nhiệt độ thấp trong hai năm tiếp theo, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh vốn đã không khả quan.

Nhưng cuối cùng Ding đã thành công và vào năm 2019, sau hai năm làm việc tại một thị trấn của thành phố Cao An, tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc, mảnh đất rộng 20 ha của anh đã thu được 165.000 kg gạo chất lượng cao. Hiện công ty của Ding đã tạo ra hơn 600 công ăn việc làm và nâng cao đáng kể thu nhập của nông dân địa phương.

Gần đây, cơ quan lập pháp Trung Quốc đã thông qua một đạo luật về thúc đẩy quá trình tái sinh nông thôn, cung cấp cho sự đảm bảo về mặt pháp lý để theo đuổi chiến lược tái sinh nông thôn. Luật quy định việc bảo vệ đất canh tác cơ bản lâu dài, xây dựng một hệ thống để đảm bảo thu nhập nông thôn tăng ổn định, tăng cường công việc liên quan đến tài năng ở nông thôn.

Nhân tài luôn được đặt ở vị trí quan trọng trong quá trình tái sinh nông thôn của Trung Quốc, điều này sẽ giúp thanh niên Trung Quốc có tài, có chí mang công nghệ và khái niệm mới về nông thôn và thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Huang Wenxin, một quan chức nông nghiệp của tỉnh cho biết, Giang Tây sẽ tối ưu hóa hơn nữa môi trường khởi nghiệp ở nông thôn, khuyến khích và hướng dẫn những nhân sự có tay nghề cao như sinh viên tốt nghiệp đại học và quân nhân đã nghỉ hưu làm việc ở các vùng nông thôn.

Xem thêm: Công nghệ kỹ thuật số đáng học hỏi giúp thúc đẩy kinh tế thực ở Trung Quốc

Tùy Ý