Những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực vào tháng 11/2020: Xử phạt người lôi kéo uống rượu, bia

15:05 | 29/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Phạt người lôi kéo uống rượu, bia, tiêu chí phân loại vị trí việc làm viên chức,... là những Thông tư sắp có hiệu lực vào tháng 11/2020 tới đây.
Xử phạt người lôi kéo uống rượu, bia
 
Nghị định 117/2020 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11/2020. Nghị định quy định người vi phạm một trong các hành vi sau: Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia; uống rượu bia tại địa điểm cấm uống sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng.
 
Những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực vào tháng 11/2020
 
Người vi phạm các hành vi sau đây: uống rượu bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép người khác uống rượu bia; bán hoặc cung cấp rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng.
 
Các hành vi học sinh THCS, THPT và trung học không được làm
 
Thông tư 2/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi chung là trường trung học) sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 11/2020. Theo Thông tư 32/2020, học sinh trường trung học sẽ không được làm các hành vi:
 
Những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực vào tháng 11/2020
 
Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, học sinh khác và người khác.
Mua bán hoặc sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, chất kích thích và các chất gây cháy nổ.
Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh nhà trường và nơi công cộng.
Sử dụng hoặc trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy, sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại tới sự phát triển của bản thân.
Học sinh không được phép vi phạm những hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
 
Bổ sung tiêu chí phân loại việc làm của viên chức
 
Từ ngày 15/11, Nghị định 106/2020 về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập bổ sung tiêu chí phân loại vị trí việc làm. Ngoài phân loại theo khối lượng công việc, ví trí việc làm của công chức sẽ được phân theo tính chất, nội dung công việc gồm:
Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;
Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành;
Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung;
Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
 
Chế độ làm việc và bảng lương của viên chức giảng viên trường cao đẳng
 
Những thông tư, nghị định sắp có hiệu lực vào tháng 11/2020
 
Sắp tới kể từ ngày 20/11/2020, Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT về chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm sẽ có hiệu lực. Chế độ của giảng viên trường cao đẳng sư phạm, giảng viên trường cao đẳng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GD&ĐT như sau:
 
Thời gian làm việc trong năm học là 44 tuần (1760 giờ hành chính). Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) là 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy. Đối với các nội dung giảng dạy có tính đặt thù, các tiết giảng trực tiếp (hoặc trực tuyến) trên 50 phút sẽ do hiệu trường trường cao đẳng sư phạm quy đổi sao cho phù hợp.
Định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 1 năm học được quy định từ 270-420 giờ chuẩn giảng dạy (tức 810-1260 giờ hành chính).
 
Đồng thời, Thông tư 35/2020 liên quan tới bảng lương giảng viên là viên chức trong các trường cao đẳng sư phạm công lập cũng có hiệu lực từ ngày 20/11/2020.
 
Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20-8,00;
Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) với hệ số lương 4,40-6,78;
Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) áp dụng hệ số lương iên chức loại A1, hệ số lương 2,34-4,98.
 
 
Tùng Lâm (t/h)