Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có thể được gia hạn thuế tới hơn 20.000 tỷ đồng

Đông Bắc 16:03 | 07/05/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bộ Tài chính trình Chính phủ cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước được chậm nộp khoảng 20.000 tỷ thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo phương án vừa được trình lên Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay. Chậm nhất đến ngày 20/11, doanh nghiệp phải nộp đầy đủ số thuế được gia hạn này.

Trong các năm gần đây, số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, bình quân số thuế tiêu thụ đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nộp từ 2.450 đến 2.800 tỷ đồng mỗi tháng. Trong kịch bản nhu cầu xe điện tăng lên nhờ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện chạy pin, số tiền thuế ước thu mỗi tháng năm nay khoảng 2.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp được chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9 đến hết 20/11. Với tổng thời gian gia hạn là 10 tháng này, tổng số tiền được gia hạn là 20.000 tỷ đồng.

Như vậy, nếu được thông qua, chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước sẽ được áp dụng liên tục trong 3 năm, từ năm 2020 đến nay.

Cũng theo Bộ Tài chính, do đây là giải pháp cấp bách nên cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước và được thực hiện trong năm 2022 nên Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2022.

Sau thời gian gia hạn theo nghị định này, Bộ Tài chính kiến nghị việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được thực hiện theo quy định hiện hành.

Về đánh giá tác động việc áp dụng chính sách này đến thu ngân sách, Bộ Tài chính cho hay bình quân số thuế tiêu thụ đặc biệt mà các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nộp cho ngân sách nhà nước dao động trong khoảng 2.450-2.800 tỷ đồng/tháng.

Trong trường hợp nhu cầu xe điện tăng lên khi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện chạy pin, thay thế cho xe chạy xăng, thì dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 2.000-3.000 tỷ đồng, tức là bình quân mỗi tháng giảm 170-250 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến phát sinh được gia hạn trong 4 kỳ (từ kỳ tính thuế tháng 6 đến kỳ tính thuế tháng 9) là khoảng 9.300-11.400 tỷ đồng. Với thời gian gia hạn tương đương 10 tháng thì số tiền thuế được gia hạn bình quân trên 2.000 tỷ đồng/tháng, tương đương với tổng số tiền được gia hạn là 20.000 tỷ đồng.

Để thuận tiện cho việc thực hiện chính sách này, Bộ Tài chính cho hay người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (bằng phương thức điện tử hoặc gửi bản giấy trực tiếp đến cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu điện).

Các giấy tờ này sẽ được gửi một lần cho toàn bộ các kỳ được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, nên không phát sinh thủ tục hành chính mới.

Việc gia hạn nộp thuế với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chưa phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên Bộ Tài chính đánh giá chính sách này là cần thiết để tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Không riêng Việt Nam, nhiều nước khác cũng đã áp dụng các biện pháp để hỗ trợ ngành sản xuất trong nước trong giai đoạn dịch bệnh. Thời gian gia hạn không kéo dài nên khả năng bị khởi kiện, theo Bộ đánh giá, là không cao, do việc khởi kiện chỉ nhằm chấm dứt các biện pháp đang được áp dụng, không thể nhằm vào một biện pháp đã kết thúc.