Phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng: Tạo hứng thú, kỹ năng từ bé
(DNVN) - Ngày Sách Việt Nam 21/4 hướng đến xây dựng chiến lược sách quốc gia Việt Nam.
Ngày Sách Việt Nam 21/4 ra đời theo Quyết định số 284/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/2/2014 đã khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục, rèn luyện nhân cách con người.
Sự kiện này cũng hướng đến việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan chức năng, tổ chức xã hội đối với việc xây dựng, phát triển văn hóa đọc Việt Nam.Sự ra đời của Ngày Sách Việt Nam là dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất bản, in và phát hành, như Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: "Việc ra đời Ngày Sách Việt Nam thể hiện sự quan tâm kịp thời, tầm nhìn của Đảng, Chính phủ nhằm chấn hưng văn hóa đọc Việt Nam; có thể coi đây như là tuyên bố ban đầu để tiến tới một chiến lược sách quốc gia hoặc một luật về khuyến đọc ở Việt Nam".
Tạo sự hứng thú và kỹ năng đọc ngay từ bé
Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Ngọc Bảo và nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Hà (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật) cho rằng việc xây dựng Chiến lược sách quốc gia Việt Nam sẽ cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản; là giải pháp đồng bộ nhằm phát huy thế mạnh truyền thông của xuất bản, như giới thiệu những thành tựu đổi mới của đất nước tới người dân, bạn bè quốc tế, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chúng. Chiến lược sách quốc gia cũng được xem là một trong những giải pháp mang tính đột phá để những người làm xuất bản định hướng đầu tư, tạo ra những tác phẩm có giá trị.
Để phát triển văn hóa đọc, hướng tới xây dựng chiến lược sách quốc gia, các chuyên gia cho rằng cần hình thành, phát triển hứng thú, kỹ năng đọc cho cá nhân dưới sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và xã hội. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em cần được làm quen với việc đọc thông qua sự định hướng có chủ đích từ gia đình, nhà trường. Bố mẹ cần quan tâm, chỉ dẫn, tạo cho trẻ thói quen đọc sách lành mạnh và một số kỹ năng thiết yếu để lựa chọn sách, đọc sách hiệu quả. Thầy cô, nhà trường tiếp tục khơi gợi, hướng dẫn, cung cấp những công cụ chìa khóa, giúp các em hứng khởi, yêu thích sách thông qua các hình thức như thuyết trình về sách, sân khấu hóa tác phẩm, thi kể chuyện, hội diễn văn nghệ…
Các cấp, ngành cần xã hội hóa việc đọc, xây dựng một môi trường đọc tiêu chuẩn, tạo hứng thú cho người đọc, thúc đẩy văn hóa đọc phát triển; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng trang thiết bị hiện đại cho các thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện phổ thông, thư viện trường học cũng cần được quan tâm, hỗ trợ kinh phí hoạt động cần thiết, đảm bảo cho người học được sử dụng thư viện như một công cụ học tập có hiệu quả; từ đó xây dựng thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng khai thác, đọc các tài liệu khác nhau…
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách phát triển loại hình chuyển phát nhanh, nhằm hỗ trợ cho công tác lưu hành sách đến với vùng sâu vùng xa và khắp cả nước một cách nhanh chóng, tiện lợi, góp phần xây dựng thị hiếu đọc lành mạnh cho đông đảo công chúng; khuyến khích các doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động phát triển văn hóa đọc cho các trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng sâu vùng xa.
Các cơ quan liên quan cần tận dụng ưu thế công nghệ thông tin để kịp thời định hướng đọc cho thế hệ người đọc 4.0; phát triển, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ tác giả viết sách chất lượng cao trong hai mảng chính: sách nghiên cứu và sách phổ cập kiến thức (khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội, kinh tế, tôn giáo...), nhằm phát triển tri thức Việt Nam, nâng cao dân trí ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Nhà nước cũng cần khuyến khích đội ngũ biên dịch chất lượng, có ý thức chọn lọc nghiêm túc các tác phẩm tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, kinh tế, y học của nước ngoài để dịch sang Việt ngữ, giúp thị trường sách Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, tiến gần hơn với thế giới; tiến hành nghiên cứu định kỳ 5 năm/lần về thực trạng đọc trong xã hội làm cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển đồng bộ, toàn diện văn hóa đọc.
Chiến lược phát triển sách quốc gia luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn hóa đọc. Văn hóa đọc càng mở rộng, có chất lượng, sách vở càng được chú trọng, đầu tư nhiều hơn. Hiện, Việt Nam nói riêng, các nước trên thế giới nói chung đều đang đứng trước nguy cơ bị văn hóa nghe nhìn lấn át, tiêu diệt văn hóa đọc. Người đọc, nhất là giới trẻ có xu hướng “lười đọc”, đọc ít, đọc nhanh, thích nghe nhìn hơn đọc, rất ngại đọc sách dày, sách in, sách về vấn đề lý luận. Điều này đã tạo ra sự phân hóa mạnh mẽ trong thị hiếu đọc của công chúng, đặt ra vấn đề cấp thiết về chiến lược xây dựng sách tại mỗi quốc gia.
Dù xã hội phát triển đến đâu, việc đọc sách vẫn được coi trọng, bởi đó là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của con người. Muốn phát triển văn hóa đọc, phát triển thị trường sách quốc gia, cần huy động sự phối hợp của nhiều ban, ngành để có phương hướng xuất bản sách một cách đồng bộ, chọn lọc, hợp lý…, góp phần cổ vũ, gìn giữ văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển, ông Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.
Phó Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Ngọc Bảo và nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Hà (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật) cho rằng việc xây dựng Chiến lược sách quốc gia Việt Nam sẽ cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản; là giải pháp đồng bộ nhằm phát huy thế mạnh truyền thông của xuất bản, như giới thiệu những thành tựu đổi mới của đất nước tới người dân, bạn bè quốc tế, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chúng. Chiến lược sách quốc gia cũng được xem là một trong những giải pháp mang tính đột phá để những người làm xuất bản định hướng đầu tư, tạo ra những tác phẩm có giá trị.
Để phát triển văn hóa đọc, hướng tới xây dựng chiến lược sách quốc gia, các chuyên gia cho rằng cần hình thành, phát triển hứng thú, kỹ năng đọc cho cá nhân dưới sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và xã hội. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em cần được làm quen với việc đọc thông qua sự định hướng có chủ đích từ gia đình, nhà trường. Bố mẹ cần quan tâm, chỉ dẫn, tạo cho trẻ thói quen đọc sách lành mạnh và một số kỹ năng thiết yếu để lựa chọn sách, đọc sách hiệu quả. Thầy cô, nhà trường tiếp tục khơi gợi, hướng dẫn, cung cấp những công cụ chìa khóa, giúp các em hứng khởi, yêu thích sách thông qua các hình thức như thuyết trình về sách, sân khấu hóa tác phẩm, thi kể chuyện, hội diễn văn nghệ…
Các cấp, ngành cần xã hội hóa việc đọc, xây dựng một môi trường đọc tiêu chuẩn, tạo hứng thú cho người đọc, thúc đẩy văn hóa đọc phát triển; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng trang thiết bị hiện đại cho các thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện phổ thông, thư viện trường học cũng cần được quan tâm, hỗ trợ kinh phí hoạt động cần thiết, đảm bảo cho người học được sử dụng thư viện như một công cụ học tập có hiệu quả; từ đó xây dựng thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng khai thác, đọc các tài liệu khác nhau…
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách phát triển loại hình chuyển phát nhanh, nhằm hỗ trợ cho công tác lưu hành sách đến với vùng sâu vùng xa và khắp cả nước một cách nhanh chóng, tiện lợi, góp phần xây dựng thị hiếu đọc lành mạnh cho đông đảo công chúng; khuyến khích các doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động phát triển văn hóa đọc cho các trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng sâu vùng xa.
Các cơ quan liên quan cần tận dụng ưu thế công nghệ thông tin để kịp thời định hướng đọc cho thế hệ người đọc 4.0; phát triển, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ tác giả viết sách chất lượng cao trong hai mảng chính: sách nghiên cứu và sách phổ cập kiến thức (khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội, kinh tế, tôn giáo...), nhằm phát triển tri thức Việt Nam, nâng cao dân trí ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Nhà nước cũng cần khuyến khích đội ngũ biên dịch chất lượng, có ý thức chọn lọc nghiêm túc các tác phẩm tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, kinh tế, y học của nước ngoài để dịch sang Việt ngữ, giúp thị trường sách Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, tiến gần hơn với thế giới; tiến hành nghiên cứu định kỳ 5 năm/lần về thực trạng đọc trong xã hội làm cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển đồng bộ, toàn diện văn hóa đọc.
Chiến lược phát triển sách quốc gia luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn hóa đọc. Văn hóa đọc càng mở rộng, có chất lượng, sách vở càng được chú trọng, đầu tư nhiều hơn. Hiện, Việt Nam nói riêng, các nước trên thế giới nói chung đều đang đứng trước nguy cơ bị văn hóa nghe nhìn lấn át, tiêu diệt văn hóa đọc. Người đọc, nhất là giới trẻ có xu hướng “lười đọc”, đọc ít, đọc nhanh, thích nghe nhìn hơn đọc, rất ngại đọc sách dày, sách in, sách về vấn đề lý luận. Điều này đã tạo ra sự phân hóa mạnh mẽ trong thị hiếu đọc của công chúng, đặt ra vấn đề cấp thiết về chiến lược xây dựng sách tại mỗi quốc gia.
Dù xã hội phát triển đến đâu, việc đọc sách vẫn được coi trọng, bởi đó là nhu cầu tinh thần không thể thiếu của con người. Muốn phát triển văn hóa đọc, phát triển thị trường sách quốc gia, cần huy động sự phối hợp của nhiều ban, ngành để có phương hướng xuất bản sách một cách đồng bộ, chọn lọc, hợp lý…, góp phần cổ vũ, gìn giữ văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển, ông Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.