Phiên xử vụ lừa đảo tại công ty Liên Kết Việt: Dựng rạp mời hơn 6.000 người tham gia

16:57 | 04/12/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong phiên xử vụ lừa đảo xảy ra tại công ty Liên Kết Việt ngày 21/12 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ dựng rạp ngoài trời, lắp màn hình và mời hơn 6.000 bị hại tham gia.
Ngày 4/12, TAND TP Hà Nội thông báo sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (viết tắt là Công ty Liên Kết Việt) vào ngày 21/12 tới.

Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 10 ngày liên tiếp bao gồm cả thứ 7 và chủ nhật. Phiên tòa có 15 thẩm phán dự khuyết cùng 24 luật sự tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các bị cáo, đương sự. Đặc biệt, HĐXX gồm 5 người với 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân do Thẩm phán Trần Nam Hà (Phó Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội) làm Chủ tọa.

Ngoài ra, tòa đã triệu tập 6.053 bị hại cùng nhiều người khác có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan tham gia dự phiên tòa. Thậm chí, TAND TP Hà Nội còn bố trí riêng một khu vực, dựng rạp và lắp đặt màn hình để tất cả các bị hại đều có thể theo dõi phiên xét xử.
 
Phiên xử vụ lừa đảo tại công ty Liên Kết Việt diễn ra 21/12
Trùm lừa đảo Lê Xuân Giang
 
Liên quan đến vụ lừa đảo ở công ty Liên Kết Việt, VKSND tối cao đã tiến hành truy tố 7 bị cáo gồm: Lê Xuân Giang (sinh năm 1971, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Kết Việt), Lê Văn Tú (SN 1985, TGĐ Công ty Liên Kết Việt), Nguyễn Thị Thủy (SN 1970, Phó TGĐ Công ty Liên Kết Việt); 4 thành viên nhóm phát triển thị trường Công ty Liên Kết Việt gồm Lê Thanh Sơn (sinh năm 1988), Trịnh Xuân Sáng (SN 1975), Nguyễn Xuân Trường (SN 1967), Vũ Thị Hồng Dung (SN 1974). Được biết, nhóm người này đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của hơn 68.000 bị hại với số tiền lên tới hơn 1.121 tỷ đồng. 
 
Theo cáo trạng, Công ty CP tập đoàn thiết bị y tế BQP và Công ty Liên Kết Việt được Lê Xuân Giang thành lập và điều hành, được cấp phép kinh doanh bán hàng đa cấp với những hàng hóa do chính Công ty BQP sản xuất.
 
Tuy nhiên, với thủ đoạn gian dối, tạo dựng mà cung cấp nhiều thông tin sau lệch, trong khoảng từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2015, các bị cáo đã tạo lòng tin về hoạt động kinh doanh của cả 2 công ty này, khiến các bị hại nghĩ BQP là công ty thuộc Bộ Quốc phòng, còn Lê Xuân Giang và các lãnh đạo khác của công ty đều là cán bộ đang công tác trong Bộ Quốc phòng còn sản phẩm kinh doanh chính là sản phẩm liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp uy tín của Bộ Quốc phòng, đã được thử nghiệm cũng như đưa vào sử dụng ở các BV Trung ương. 
 
Chưa dừng lại ở đó, các bị cáo còn 'thổi phồng' BQP và Liên Kết Việt là doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, mang lại lợi nhuận cao, đóng góp nhiều cho xã hội nên được Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đánh giá cao, được Thủ tướng Chính phủ và UBND TPHCM tặng bằng khen... sau đó làm giả những giấy tờ này để lừa lọc khách hàng. 
 
Tiếp đến, các bị cáo thông qua nhiều thủ đoạn, lôi kéo bị hại tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp để hưởng hoa hồng, thu về tiền thưởng cao. Các bị cáo còn đặt ra mô hình trả lương theo kim tự tháp, lấy tiền của những người tham gia sau trả cho người trước, đưa ra nhiều hứa hẹn để lấy lòng tin và thu hút mọi người. 
 
 
Tiểu Long