Sếp phải làm thế nào để đi làm không chỉ đơn thuần là “chuỗi ngày chấm công”?
Hiện nay, nhiều thế hệ khác nhau đang giao thoa một cách rõ rệt trên thị trường lao động. Mỗi cá nhân với độ tuổi, giới tính khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ rệt về nhu cầu và quan điểm làm việc cũng như chế độ đãi ngộ. Nói một cách dễ hiểu hơn, mỗi thế hệ, mỗi giai đoạn của cuộc đời đều cần được đáp ứng những nhu cầu riêng.
Vì thế, xu hướng nâng cao trải nghiệm của nhân viên về phúc lợi, lương thưởng, cơ hội phát triển nghề nghiệp, “đa dạng hóa nhóm đối tượng thụ hưởng - cá nhân hóa về phúc lợi” chính là nhu cầu tất yếu để thu hút và giữ chân nhân tài.
Chiến lược thu hút Millennials và Gen Z - Chính sách phúc lợi cá nhân hoá
Trong mỗi công ty và tổ chức, thế hệ Millennials (Gen Y) và Gen Z đã và đang dần định hình đậm nét dấu ấn của bản thân. Họ luôn theo đuổi những giá trị sáng tạo, chấp nhận thử thách và dám thể hiện bản thân.
Chuẩn mực mới về “công việc văn phòng” đang được không ít cá thể thuộc Gen Y và Gen Z đang viết lại khi mà họ dần có xu thế chuộng phong cách làm việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cho phép họ được tự chủ trong công việc, tìm kiếm những công ty mang đến lợi ích phù hợp với giá trị cá nhân, tránh tình trạng chán nản trong công việc.
Chiến lược thu hút Millennials và Gen Z - Chính sách phúc lợi cá nhân hoá
Tại một số doanh nghiệp hàng đầu, họ đã phát triển chính sách phúc lợi được cá nhân hóa theo nhu cầu mà dựa theo nhu cầu của bản thân, phù hợp với từng giai đoạn của cuộc sống của từng nhân viên để họ được tự có quyền quyết định sử dụng quỹ phúc lợi của mình.
Phúc lợi và lương thưởng chiếm vai trò quan trọng khi mà nhiều người còn nỗ lực trong công việc với mong muốn chăm lo tốt hơn cho gia đình và người thân, cần phải cải thiện kinh tế. Vì lẽ đó, các chế độ như lương tháng 13, thưởng định kỳ theo năng lực, thưởng “nóng” theo hiệu quả công việc… nên được áp dụng để họ có thêm mục tiêu phấn đấu và động lực phát triển tốt hơn.
Loại bỏ sự khô cứng trong môi trường làm việc
Có một số môi trường liên quan tới tài chính, bảo hiểm… thường khiến người ta nghĩ đến tính truyền thống với những quy định có phần khô cứng. Để thay đổi phong cách cho doanh nghiệp, ngoại trừ những quy định và kỷ luật bắt buộc phải có, nhiều đơn vị đã loại bỏ sự khô cứng trong văn phòng làm việc hiện đại với không gian mở để mang đến một môi trường làm việc lý tưởng nhất, ví dụ như kết nối, ứng dụng công nghệ, các thiết bị nội thất hiện đại, giúp hỗ trợ và nâng cao hiệu quả công việc...
Văn phòng làm việc hiện đại với không gian mở để mang đến một môi trường làm việc lý tưởng nhất
Mỗi một nhân viên cũng được quan tâm sâu sắc và mong muốn vun đắp mối quan hệ lâu dài giữa nhân viên và doanh nghiệp bằng những phúc lợi tối thiểu như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp… cộng thêm những gói phúc lợi mở rộng đặc biệt, tùy vào tính chất của đơn vị.
Một số doanh nghiệp trao tặng sản phẩm của công ty sản xuất cho mọi người coi như quà Tết, quà thưởng, hoặc tổ chức các buổi team building cho mọi người gắn kết nhau tốt hơn, chăm sóc sức khỏe toàn diện về tinh thần và thể chất, nhằm tạo ra một văn hóa làm việc tích cực vì lợi ích của tất cả mọi người.
Luôn có cơ hội để phát triển và thể hiện khả năng bản thân
Chẳng có ai lại không mong muốn tìm được một môi trường giàu cơ hội phát triển bản thân khi đặt mục tiêu là theo đuổi và gắn bó với công việc mình đam mê. Vì lẽ đó, khi các sếp tổ chức thêm nhiều khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng mềm… giúp bạn hoàn thiện kỹ năng cũng như đáp ứng yêu cầu và thách thức mới trong công việc.
Sếp cũng là người nên xây dựng lộ trình phát triển năng lực lãnh đạo chi tiết, giúp mỗi thành viên nhìn thấy định hướng rõ ràng và tiềm năng phát triển trong nghề nghiệp, từ đó nỗ lực hết mình trong công việc. Để giúp mọi người phát triển tốt hơn, văn hóa “phản hồi” cũng nên được xây dựng để góp phần tăng tương tác, kết nối và hỗ trợ sự phát triển lẫn nhau giữa các nhân viên, khuyến khích mọi người bộc lộ những suy nghĩ của mình và tiếp nhận phản hồi từ những người đồng nghiệp, giúp bạn nhìn nhận và đánh giá đúng tình trạng của bản thân.
Luôn được đánh giá đúng năng lực, được công nhận và tưởng thưởng khi làm tốt
Khi được ghi nhận sự đóng góp và cống hiến của mình với công ty, nhân viên luôn đạt được nhiều giá trị tinh thần, sự khích lệ, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa để nhân viên gắn bó lâu dài với công ty. Không ai đi làm mà không mong muốn được ghi nhận thành quả, tận hưởng cảm giác hài lòng và tự hào về những gặt hái trong công việc, bên cạnh nhu cầu được phát triển nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, hãy luôn khuyến khích nhân viên tìm được sự cân bằng giữa công việc và đời sống chứ đừng bắt ép họ vào guồng quay công việc cả đêm lẫn ngày. Chẳng hạn như khuyến khích nhân viên nên tham gia các khóa học phù hợp với mục tiêu và sở thích cá nhân, dành thời gian nhiều hơn bên gia đình…
Điều này sẽ tạo động lực cho nhân viên phát huy được hết khả năng và sự sáng tạo của mình trong công việc cũng như giúp họ hưởng thụ đầy đủ chất lượng của cuộc sống, chủ động sắp xếp lịch làm việc của mình với quỹ thời gian phóng khoáng và chính sách làm việc linh động.
Như vậy, nhân viên có thể sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất, nhiều doanh nghiệp không bắt buộc họ phải có mặt ở văn phòng. Như vậy, chỉ cần bạn thể hiện được kết quả công việc thì sẽ không còn những ngày mòn mỏi trong dòng xe tấp nập vào giờ cao điểm, hay “hội cú đêm” có thể vào làm muộn hơn một chút.
Xem thêm: Nhân viên làm việc 5 năm vẫn không thăng tiến, tất cả sáng tỏ sau 1 lần sếp nhờ đi mua cam
Phương Thúy