Số tài khoản chứng khoán lên gần mốc 7 triệu, đà tăng chậm dần về cuối năm 2022

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh tại quận 1, TP HCM. (Ảnh: Song Ngọc).
Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tổng số tài khoản chứng khoán tại ngày 31/12/2022 là xấp xỉ 7 triệu. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước là 6,84 triệu, chiếm 99,2%. Tổng số tài khoản của tổ chức trong nước, của cá nhân và tổ chức nước ngoài là 57.438, chiếm 0,8%.
Số tài khoản cuối tháng 12 tăng gần 99.200 so với cuối tháng 11 và thêm gần 2,6 triệu so với cuối năm 2021, ứng với tỷ lệ tăng lần lượt là 1,5% và 60%.

Số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam tiến gần đến mốc 7 triệu.
Số tài khoản mở mới lập kỷ lục gần 477.000 vào tháng 5/2022, sau đó giảm nhẹ trong tháng 6. Đây cũng là giai đoạn diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN-Index mới rớt 8,4% trong tháng 4, sau đó tiếp tục mất 5,4% và 7,4% trong tháng 5 và 6.
Các tài khoản mở mới và dòng tiền vào bắt đáy đã phần nào giúp VN-Index tăng 0,7% trong tháng 7 và 6,2% trong tháng 8. Tuy nhiên, đà bán tháo quay trở lại với tốc độ còn nhanh hơn trước khi VN-Index mất tương ứng 11,6% và 9,2% trong tháng 9 và 10.

Các chỉ số chứng khoán lao dốc trong năm 2022.
Tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư sa sút khi thị trường liên tục giảm không thấy đáy trong nửa đầu quý IV, số tài khoản mở mới cũng chậm lại đáng kể. Liên tiếp trong 4 tháng 9, 10, 11 và 12, nhà đầu tư đều mở thêm dưới 100.000 tài khoản/tháng, thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Số tài khoản chứng khoán mở mới xuống dưới ngưỡng 100.000 trong những tháng cuối năm 2022.
Tổng số tài khoản mở mới trong giai đoạn 2016 – 2021 là xấp xỉ 2,8 triệu, tức là chỉ cao hơn 8,4% so với số tài khoản mới của riêng năm 2022. Tổng số tài khoản tại ngày cuối năm 2022 tương đương với 6,93% dân số cả nước.

Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.