Theo thống kê của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch đất nền thành công trong quý IV/2022 là 149.197 giao dịch (tăng khoảng 30% so với quý liền trước). Cả năm, con số này là 630.881 giao dịch, tăng khoảng 270% so với năm 2021.
Trong năm vừa qua, giá đất nền sơ cấp tại TP HCM và vùng phụ cận không có nhiều biến động và duy trì xu hướng đi ngang. Năm 2023, mặt bằng giá được dự đoán tiếp tục duy trì mức ổn định, khó tăng giá đột biến.
Sau khoảng 2 năm giữ vị trí “ngôi vương” trên thị trường bất động sản, phân khúc đất nền tại vùng ven Hà Nội hiện nay đã “đóng băng” và không có người mua dù đã hạ giá.
Những đợt “nóng sốt” của thị trường nhà đất vùng ven đô Hà Nội thì Hòa Lạc luôn là khu vực được giới đầu tư quan tâm, bởi khu vực này được định hướng là đô thị vệ tinh có quy mô lớn nhất Thủ đô. Thế nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường đất nền Hòa Lạc liên tục rơi cảnh thoái trào.
Đất nền ven đô từng là sản phẩm bất động sản liên tục tăng giá trong 2 năm qua, nhưng hiện tại khi thị trường trầm lắng, phân khúc này rơi vào cảnh ế ẩm dù nhiều nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ, giảm giá sâu.
Giá đất nền tại nhiều địa phương ở các thành phố lớn như Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng khá ảm đảm, nhưng riêng thị trường bất động sản TP HCM thì giá mặt hàng này vẫn tăng.
Trong báo cáo công tác năm 2022 gửi Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, hoạt động thu ngân sách nhà nước vẫn còn trường hợp chưa điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời kỳ ổn định đơn giá thuê (298 trường hợp ở Đồng Nai), chưa thực hiện thủ tục cho thuê đất (ở Khánh Hòa, Ninh Bình); chưa thực hiện cho thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (11 đơn vị ở Kon Tum, 7 đơn vị ở Long An); miễn tiền thuê đất trong thời gian chưa nộp đủ hồ sơ xin miễn (CTCP Sonadezi Long Bình; miễn tiền thuê đất quá thời hạn (CTCP Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành).