Tổng cục Thống kê vừa cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt kỷ lục hơn 1,9 tỷ USD trong quý I năm nay nhờ giá tăng cao. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ.
Các lĩnh vực mới như công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip... được kỳ vọng trở thành làn sóng thu hút đầu tư FDI mới tại Việt Nam. Muốn thực hóa được điều này, các địa phương phải giải quyết được bài toán về nhân lực.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và năng lực thực thi thể chế, chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Kết thúc năm 2023, Thái Bình và Nghệ An lần đầu cán mốc hút tỷ USD vốn FDI, lần lượt xếp vị trí thứ 5 và thứ 8 trên cả nước. Kết thúc quý I/2024, tình hình hút vốn ngoại của hai tỉnh này lại đang khá khiêm tốn.
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.
Theo TS. Phan Hữu Thắng, muốn đón được dòng vốn FDI ở những dự án đầu tư chất lượng cao nhất thì Việt Nam cần hiểu doanh nghiệp nước ngoài và có những kế hoạch để chủ động đón nhận các dòng đầu tư trong các lĩnh vực mà chúng ta mong muốn.
Những nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam thời gian qua đã được các doanh nghiệp FDI ghi nhận. Tuy nhiên, quy trình phê duyệt còn chậm, thủ tục hành chính còn mất thời gian đã là những cản trở cho việc sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.