Một trong những vấn đề đáng quan tâm của thị trường bất động sản hiện nay là giá bất động sản tăng quá nhanh và đang vượt xa so với thu nhập trung bình của đại đa số người dân.
Một chu kỳ mới của ngành bất động sản nhà ở đang bắt đầu. Trong chu kỳ này, ba trợ lực phát triển chính của thị trường dự báo sẽ bao gồm: Lãi suất đạt mức thấp sau một giai đoạn duy trì ở mức cao; cơ sở hạ tầng các khu vực nội đô được cải thiện và việc thi hành các luật sửa đổi về bất động sản.
Thị trường bất động sản Việt Nam vừa kết thúc năm 2024 nhiều biến động. Dưới đây là những sự kiện đáng chú ý của ngành địa ốc đã diễn ra trong năm qua.
Nguồn cung căn hộ mở mới cả năm 2024 đạt khoảng 35.000 căn, cao hơn so với dự báo trước đó là 22.000 - 24.000 căn. Năm 2025, con số này được dự báo tăng lên mức 40.000 căn hộ cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các chuyên gia chung nhận định, cho dù nguồn cung sẽ tăng đáng kể nhưng cũng vẫn khó để “hạ nhiệt” giá bất động sản.
Nhu cầu ở thực của người dân là có nhưng lượng giao dịch bất động sản thời gian qua đang chững lại. Theo TS. Cấn Văn Lực khẳng định, người dân đang chờ đợi giá giảm hoặc chưa sẵn sàng vay tiền để mua.
Nhiều chủ đầu tư đã khởi động lại hoặc bắt đầu kế hoạch đầu tư các dự án hoặc phân khu dự án mới từ giữa năm 2024. Dự kiến thị trường sẽ có nguồn cung đáng kể bắt đầu được ra hàng trong giai đoạn 2025 - 2026 nhưng chưa thể trở về lại giai đoạn trước.
Theo các chuyên gia, giá nhà ở Việt Nam không chỉ vượt mức khuyến cáo giá nhà không cao quá 30 năm thu nhập của một công nhân như IMF mà Việt Nam đã đạt mức 60 năm.
Dự báo năm 2025 sẽ biến mất phân khúc sơ cấp giá 50 triệu đồng/m2. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng, chung cư mới giá dưới 50 triệu/m2 ở Hà Nội sắp biến mất.
Đến cuối năm 2024, mặc dù các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trên thị trường được Bộ Xây dựng đánh giá khó "về đích" và thị trường chưa hoàn toàn "bình phục", nhưng các doanh nghiệp đang từng bước ổn định để bắt nhịp vào chu kỳ phát triển mới của thị trường trong năm 2025.