Quốc hội đã chính thức thông qua ba luật Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng sớm thời điểm có hiệu lực thi hành từ 1/8/2024 hiện được các chuyên gia kỳ vọng việc sớm thi hành các luật này sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư vốn dĩ đang là nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, không dám làm. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội…
Theo chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua hiệu lực của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi vào ngày 1/8/2024, sớm hơn 6 tháng. Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Hoàng Hải cho biết, các quy định sửa đổi, bổ sung mới có lợi cho người dân, doanh nghiệp đang được dư luận quan tâm.
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình gửi Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung điều 197 luật Nhà ở và điều 82 luật Kinh doanh bất động sản về quy định hiệu lực của 2 bộ luật này sớm hơn 5 tháng.
Ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt họp thứ hai của Kỳ họp thứ sáu, dự kiến bế mạc Kỳ họp vào sáng 29/11. Trong tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp, Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) vào ngày 27/11 và Luật Kinh doanh Bất động sản vào ngày 28/11.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) như giọt nước tràn ly của những tồn tại tích tụ lâu nay trong quản lý nhà nước ở lĩnh vực này. Do đó, đại biểu đề nghị không hợp thức hóa sai phạm đối với chung cư mini.
Hiện nay, chung cư mini góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở, mưu sinh của hàng triệu người dân và cấp thiết đối với những người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ quy định về phát triển với loại hình này.