Theo các chuyên gia, bối cảnh khó khăn là một cơ hội để Việt Nam nhận ra các điểm yếu. Nếu không có những thay đổi căn bản tạo động lực cho giai đoạn mới, Việt Nam khó có thể duy trì được mức tăng trưởng 6,5% mà Quốc hội đặt ra cho các năm tiếp theo.
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 447 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 90,49 %). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023 diễn ra sáng 4/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết kinh tế vĩ mô tháng 10 và 10 tháng cơ bản ổn định, xu hướng phục hồi ngày càng rõ nét trên cả 3 động lực về đầu tư, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, quý sau tăng nhanh hơn quý trước, tháng sau tích cực hơn tháng trước.
Tăng trưởng kinh tế khó đạt mục tiêu đề ra, nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn khi đơn hàng phục hồi chậm, cùng với các diễn biến khó lường của thế giới là những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong những tháng cuối năm 2023, đầu năm 2024.
Theo các chuyên gia, tăng trưởng khó có thể phục hồi mạnh mẽ khi hầu hết các nhóm ngành cấp hai chiếm tỷ trọng cao trong GDP đều có diễn biến không quá tích cực như chế biến, chế tạo, bán buôn bán lẻ hay bất động sản.
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực nhờ có những chính sách đúng đắn... nên ADB đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 5,8% là khả thi.
Tại Nghị quyết 164/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế để phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.