Lộc Trời, Angimex, Trung An đang ngụp lặn trong các khủng hoảng riêng dù bối cảnh ngành gạo vẫn tăng trưởng tốt, nhóm cổ phiếu theo đó lao dốc hơn nửa giá trị so với đầu năm.
Theo Tổng cục Hải quan, tính chung trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả đã đạt đạt 6,16 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong một năm, xuất khẩu rau quả Việt Nam vượt mốc 6 tỷ USD.
Theo tin từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng Mười, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Giá xuất khẩu gạo giảm cùng chung xu hướng với các nhà xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, với kết quả xuất khẩu gạo tích cực từ đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới.
Trong tuần qua, giá gạo tại Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu hàng đầu và tại Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với mặt hàng chủ lực này và gây lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường.
Đến thời điểm này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 580 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo đến cuối năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta có thể đạt 800 tỷ USD.
Giá gạo xuất khẩu của một số nước châu Á giảm mạnh trong tuần này sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo làm gia tăng sự cạnh tranh trong khu vực. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết ổn định, không có nhiều biến động. Song giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên trước những lo ngại về nguồn cung do ảnh hưởng của lũ lụt ở phía Bắc.
Tình trạng khan hiếm một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, trong đó đáng chú ý nhất là gạo đang xảy ra tại Nhật Bản. Tại các siêu thị lớn như Life, Frente và một số cửa hàng gạo ở Tokyo, hầu hết các kệ hàng bán gạo và mì ăn liền đều trống hoàn toàn.