Tại sao Vingroup đổ bộ đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu?

07:11 | 30/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tập đoàn Vingroup vừa có đề xuất thực hiện 2 dự án tại huyện Châu Đức, Bà Rịa- Vũng Tàu với diện tích lên tới hơn 800ha. Sự đổ bộ này là đòn bẩy mạnh sức nóng của thị trường BĐS Bà Rịa.
Tại sao Vingroup đổ bộ đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu? - ảnh 1
Dự án Vingroup tại huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu
 
Tháng 12/2019, Tập đoàn Vingroup đã đề xuất được nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng dự án khu đô thị, công nghiệp chế tạo sản xuất công nghệ cao, khu trung tâm thương mại và cửa hàng kinh doanh cho thuê kết hợp ở trên các khu đất thuộc huyện Châu Đức. Đây là dự án phức hợp đầu tiên của tập đoàn Vingroup tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
 
Tại sao Vingroup đổ bộ đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu? - ảnh 2
 Trạm biến áp của dự án Vingroup.
 
Hiện tại dự án đại đô thị công nghệ cao Vingroup giai đoạn đầu đã triển khai hoàn thành trạm biến áp để cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn bộ đại đô thị.
 
Vị trí vàng cho các dự án
 
Bà Rịa - Vũng Tàu nổi lên là khu vực kinh tế trọng điểm đầy tiềm năng, hội tụ đủ yếu tố trở thành một đại đô thị vệ tinh của TP.HCM, giúp giảm tải về dân số, hạ tầng và xã hội cho thành phố về phía Đông Bắc. Sự đồng bộ từ 4 tuyến giao thông: Thủy – Bộ - Không – Sắt là điểm nhấn quan trọng của khu vực này.
 
Trước đây, từ TP HCM đến Vũng Tàu chỉ có 2 con đường chính. Đường thứ nhất là từ quốc lộ 1A đến ngã 3 Vũng Tàu rồi rẽ phải vào quốc lộ 51 và chạy thẳng Bà Rịa -Vũng Tàu. Con đường thứ 2 là đi từ phà Cát Lái qua Nhơn Trạch và đi dọc theo trục đường 25B đến quốc lộ 51 và đi thẳng đến thành phố Vũng tàu. Năm 2015 đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây hoàn thành, đã rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển giữa 2 tỉnh thành.
 
Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí là cửa ngõ ra Biển Đông. Có tốc độ tăng trưởng cao, nhất là lĩnh vực công nghiệp, khai thác dầu khí, cảng biển và dịch vụ logistics, du lịch.
 
Dầu khí Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những lĩnh vực đóng góp GDP nhiều nhất cho cả nước. Dầu mỏ và khí đốt là không chỉ hai lợi thế chiến lược để phát triển kinh tế của BR-VT mà còn đối với vùng miền và cả nước. 
 
Tại sao Vingroup đổ bộ đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu? - ảnh 3
Đường tránh Quốc lộ 56 rộng 46 mét.
 
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển các dự án lĩnh vực về du lịch, dịch vụ, bất động sản và công nghiệp. Với hàng loạt các cơ sở hạ tầng kết nối như:
  • Quốc lộ 51 mở rộng giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển từ TP.HCM đến Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Quốc lộ 55 kết nối các tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuBình Thuận, và Lâm Đồng
  • Quốc lộ 56 nối thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với Đồng Nai
  • Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và đường cao tốc Xuyên Á
  • Đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ – Vũng Tàu
  • Tuyến Quốc lộ 5 ven biển từ Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) – La Gi – Hàm Thuận Nam – Phan Thiết – Bắc Bình đến Tuy Phong (Bình Thuận) thông ra Quốc lộ 1A.…
  • Gần các khu công nghiệp – đô thị có quy mô lớn như: KCN Phú Mỹ, KCN Châu Đức Sonadezi, KCN Đá Bạc, KCN Đất Đỏ, KCN Hòa Long,…..
Bên cạnh đó, nhờ hệ thống hơn 20 con sông rạch, một số cửa sông và bờ biển lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi rất thuận lợi để phát triển cảng biển. Cụm cảng Thị Vải - Cái Mép là 1 trong 19 cảng quốc tế lớn nhất thế giới.

Hơn thế nữa, kể từ khi Cảng Sài Gòn và Ba Son được di dời và bắt đầu triển khai xây dựng tại đây, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm Logistic lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ với 28/52 cảng biển đang hoạt động. Đây chính cơ hội cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển.
Bà Rịa –Vũng Tàu có 8 huyện trực thuộc. Huyện Châu Đức gồm thị trấn Ngãi Giao và 15 xã với vị trí địa lý thuận lợi:Như vậy, Châu Đức có đầy đủ cơ hội bứt phá về du lịch, công nghiệp từ vị trí liền kề các KCN và cảng biển qua các tuyến đường trọng điểm.
 
Cơ hội đầu tư
 
Bà Rịa – Vũng Tàu là địa điểm đang được nguồn vốn tỉ USD nhắm đến. Hàng loạt Tập đoàn lớn có năng lực như Vingroup, FLC, Novaland, Tập đoàn Tuần Châu, An Gia, Đất Xanh, DIC... đã tham gia nghiên cứu, triển khai các dự án: Núi Dinh, Safari, Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ... tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy các dự án đầu tư: Khu đô thị Bàu Trũng, Khu du lịch mũi Nghinh Phong, khu đô thị Gò Găng…
 
Hạ tầng ngày càng hoàn thiện, làm cho thị trường BĐS tại đây khá sôi động, thu hút sự quan tâm  các các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
 
Tính tới quý I/2020, đã có hơn 450 triệu USD vốn đầu tư vào các khía cạnh khác nhau của các KCN. 4 tháng đầu năm 2020, có 984 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỷ USD từ nước ngoài tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 5/2020 BR-VT đã thu hút 1,935 tỷ USD, đứng top đầu trong các địa phương phía Nam.
 
Như vậy, việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài tại BR-VT đã có nhiều điểm khởi sắc, dòng vốn dịch chuyển sẽ thúc đẩy cơ hội đầu tư, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào nơi đây.
 
Hiện tại, BR-VT không chỉ phát triển công nghiệp, du lịch mà còn đẩy mạnh hạ tầng kết nối liên tỉnh, phát triển hệ sinh thái nhằm đẩy mạnh sức hút đầu tư. BR-VT được nhận định nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng mạng trong thời gian tới nhờ sự đổ bộ, đầu tư của các lĩnh vực trong và ngoài nước.

Nguyễn Kiên

ĐỌC NHIỀU