Tăng trưởng ấn tượng, FPT mua 90% cổ phần công ty tư vấn công nghệ hàng đầu Mỹ
Cụ thể, doanh thu FPT đạt 8.290 tỷ đồng, tương đương 106% kế hoạch lũy kế, lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 1.408 tỷ đồng, tương đương 116% kế hoạch lũy kế.
Lợi nhuận sau thuế của FPT đạt 1.184 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng 26%, đạt 936 tỷ đồng và lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 1.762 VNĐ, tăng 25%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận đạt 17,0%, bằng 2,4 lần so với cùng kỳ.
Khối Công nghệ ghi nhận doanh thu và LNTT đạt lần lượt 4.357 tỷ đồng và 483 tỷ đồng, tăng tương ứng 24% và 39% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu phần mềm ghi nhận doanh thu trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 2.869 tỷ đồng, tăng 27%. Lợi nhuận trước thuế trong kỳ đạt 441 tỷ đồng, tăng 27%. Trong tháng 5, FPT đạt được hai thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số tại thị trường Nhật Bản với tổng giá trị lên tới trên 30 triệu USD.
Khối Viễn thông ghi nhận doanh thu tăng 16%, đạt 3.449 tỷ đồng, trong khi đó LNTT đạt 585 tỷ đồng, tăng 11%.
Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài tăng 35%
Toàn cầu hóa tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT. Kết thúc 5 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận kết quả tích cực với 3.090 tỷ đồng doanh thu, tăng 25% và 494 tỷ đồng LNTT, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thị trường nước ngoài đóng góp 37% doanh thu toàn tập đoàn, tăng 22% so với cùng kỳ.
Với những kết quả đã đạt được, ngày 17/6, FPT vinh dự là 1 trong 7 đơn vị được Chính phủ trao tặng Cờ thi đua. Đây là sự ghi nhận của Chính phủ đối với những đóng góp của FPT trong việc phát triển ngành CNTT, đưa Việt Nam bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Mục tiêu của FPT là cung cấp những giá trị cao hơn cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu và mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động tại thị trường Mỹ.
Thương vụ này sẽ giúp FPT nâng tầm vị thế công nghệ, trở thành đối tác cung cấp các dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và toàn diện hơn cho khách hàng, từ khâu tư vấn chiến lược, thiết kế đến triển khai, bảo hành bảo trì, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số.
Điều này đáp ứng nhu cầu bức thiết của khách hàng khi phải quản trị nhiều đối tác trong cùng một dự án chuyển đổi số có quy mô lớn. Sự kết hợp giữa thế mạnh của FPT và Intellinet cũng giúp FPT đẩy mạnh hoạt động tại thị trường Mỹ cũng như giúp Intellinet trở thành công ty tư vấn toàn cầu.
Cùng chung nhận định, ông Mark Seeley, Tổng Giám đốc Intellinet cho rằng với sự kết hợp giữa kinh nghiệm kinh doanh, hiểu biết chuyên sâu về các ngành, năng lực công nghệ của hai bên, FPT và Intellinet sẽ mang đến nhiều giải pháp chuyển đổi số sáng tạo và đổi mới, tạo ra ảnh hưởng giá trị cho các khách hàng toàn cầu.
Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai của FPT. Trong năm 2017, thị trường này đã mang về cho FPT 50 triệu USD, tăng trưởng 17% so với năm 2016. Tại Mỹ, FPT đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 200 khách hàng trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, y tế, ngân hàng - tài chính, viễn thông, ô tô….
Xuất khẩu phần mềm là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT. Trong nhiều năm qua, doanh thu từ mảng hoạt động này của FPT luôn tăng trưởng trung bình trên 30%/năm và dự kiến sẽ đóng góp 50% vào tổng doanh thu của Tập đoàn.