Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam - Dẫn đầu thị trường về trồng, khai thác và chế biến cao su
Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Được thành lập năm 2006, đến nay đã tròn 15 năm hình thành và phát triển, VRG đã có những bước chuyển biến đáng tự hào khẳng định được vị thế của một Tổng công ty dẫn đầu thị trường sản xuất và chế biến cao su.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được thành lập ngày 30/6/2006 theo quyết định 248/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 30/3/2011: Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Ngày 5/1/2013: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án cơ tái cơ cấu
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)
Ngành nghề kinh doanh của VRG
Công nghiệp cao su: Chuyên trồng, chăm sóc, chế biến mũ cao su; Sản xuất, mua bán sản phẩm công nghiệp, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp cao su; Trồng và sản xuất các sản phẩm cao su, mũ thành phẩm,...
Công nghiệp điện: VRG chuyên Đầu tư và xây dựng, khai thác cũng như vận hành các nhà máy thủy - nhiệt điện; Ngoài ra còn đảm nhiệm vai trò bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật
Lĩnh vực Nông nghiệp: Chuyên chăn nuôi các loại gia súc đồng thời trồng các loại cây công nghiệp và chế biến nông sản
Lĩnh vực Cơ khí - Xây dựng: VRG chuyên đúc, cán thép, sửa chữa và lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí; Sản xuất và mua bán các vật liệu xây dựng,....
Các dịch vụ khác: Quản lý và khai thác cảng biển, kinh doanh khách sạn và nhà hàng,...
VRG chuyên trồng, chăm sóc và chế biến mủ cao su
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn VRG
VRG (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) - Công ty mẹ: Là Công ty thuộc khối nhà nước được giao đất để thống nhất quản lý, bố trí diện tích sản xuất cũng như kinh doanh cao su cho các công ty con. Ngoài ra, còn có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác đồng thời giữ quyền chi phối các công ty con thông qua quản lý đất và vốn, công nghệ, thương hiệu cũng như thị trường.
Các công ty con VRG nắm giữ 100% cổ phần theo mô hình công ty mẹ - công ty con bao gồm: Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Tổng công ty Công nghiệp Cao su và Tổng Công ty Cao su Việt Lào
Tổng Công ty Cao su Đồng Nai
Các công ty con VRG nắm giữ 100% vốn điều lệ: Công ty Cao su Dầu Tiếng và Công ty TNHH MTV Tài chính cao su
34 công ty con so VRG nắm giữ 50% vốn điều lệ điển hình như: Công ty cổ phần Cao su Hoà Bình, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Hố Nai, Công ty cổ phần Sông Côn, Công ty TNHH BOT 741 Bình Dương, Công ty Cao su Bà Rịa, Công ty Cao su Phước Hòa,...
14 Công ty con do VRG nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ: Công ty Cổ phần Kho vận và Dịch vụ hàng hóa, Công ty Cổ phần Cao su Kỹ thuật Đồng Phú, Công ty Cổ phần Kỹ thuật xây dựng cơ bản và Địa ốc cao su, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng cao su,...
Các đơn vị sự nghiệp có thu do VRG giữ 100% vốn bao gồm: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam, Trường Trung học Kỹ thuật nghiệp vụ cao su, Trung tâm y tế cao su, Tạp chí Cao su Việt Nam
Ban lãnh đạo của VRG
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Trần Ngọc Thuận đảm nhiệm
- Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Huỳnh Văn Bảo, Ông Trần Đức Thuận, Ông Phạm Văn Thành, Ông Hà Văn Khương, Ông Phan Mạnh Hùng, Ông Nguyễn Hay
- Tổng giám đốc: Ông Huỳnh Văn Bảo đảm nhiệm
- Phó Tổng giám đốc bao gồm: Ông Nguyễn Tiến Đức, Ông Trần Công Kha, Ông Trương Minh Trung, Ông Lê Thanh Tú, Ông Lê Thanh Hưng, Ông Trần Thanh Phụng
Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)
VRG vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, VRG đã đề ra nhiều kịch bản khác nhau nhằm chủ động trong việc ứng phó. Bằng sự nỗ lực và quyết tâm cao của Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên, người lao động nên VRG đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra.
Cụ thể, VRG cùng các đơn vị thành viên đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa chống dịch tốt vừa ổn định tổ chức sản xuất kinh doanh. Kết quả cho thấy, đến thời điểm này mọi chỉ tiêu hợp nhất, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều vượt kế hoạch.
So với năm 2020, VRG đã có kết quả kinh doanh khả quan mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo, Doanh thu và thu nhập khác ước đạt 25.477 tỷ đồng đạt 103,37% so với kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế đạt 100,40 kế hoạch tương đương 4.981 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế bằng 100,94 % kế hoạch tương đương 4.067 tỷ đồng.
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam sai phạm nhiều trong quản lý và sử dụng đất đai
Tháng 3/2021, VRG đã bị Thanh tra Chính phủ tuýt còi vì hàng loạt vi phạm về vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong đó có nguồn gốc từ nông, lâm trường.
Ngoài những thành tích đạt được thì VRG cũng để xảy ra những bất cập và vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai. Thanh tra Chính phủ chỉ rằng, công tác quản lý hồ sơ đất đai của VRG còn sơ sài, không đầy đủ bởi chỉ sử dụng hồ sơ dạng giấu, bản đồ địa hình ngoài ra tài liệu đo đạc còn lạc hậu, công cụ quản lý còn thô sơ, nguồn lực mỏng trong khi diện tích được giao lại quá lớn dẫn đến khó khăn cho việc theo dõi, quản lý cũng như giải quyết tranh chấp và lấn chiếm đất đai.
Trước đó, số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2017 cho thấy các đơn vị thuộc tập đoàn còn để bị lấn chiếm 10.710 ha chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra, các công ty thành viên này còn để diện tích đất chồng lấn với những đối tượng khác chủ yếu là 1.737 ha của người dân. Thanh tra đã có biện pháp giải quyết dứt điểm được 476,2ha tuy nhiên vẫn còn 11.947,6ha vi phạm chưa được giải quyết và vẫn nằm trong vi phạm quy định của pháp luật về đất đai.
VRG vướng phải hàng loạt vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai
Ngoài ra, VRG còn cho thuê một phần diện tích văn phòng chưa thực hiện đúng quy định của Luật đất đai năm 2013 và cho mượn đất làm nhà ở để bị lấn chiếm và trong tình trạng chưa thu hồi được. VRG còn ban hành quyết định cho phép Công ty Cao su Phú Riềng chuyển giao 96,18 ha đất cao su sau đó UBND Bình Phước thu hồi và tiến hành cho Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su thuê được xét vào việc vi phạm vì chưa thực hiện đúng quy định tại điều 35 của luật đất đai.
Bên cạnh đó còn có vi phạm của Giám đốc Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú cho công nhân mượn đất làm nhà không đúng với quy định luật đất đai.
Những sai phạm khác như: Tổng Công ty Lâm nghiệp cũng đã để 7.396 ha đất bị lấn chiếm và chưa thu hồi được. Tổng Công ty chè Việt Nam cũng để bị lấn chiếm và chưa giải quyết dứt điểm được 497,53ha,...
Từ những sai phạm trên, VRG đã bị Thanh tra Chính Phủ kiến nghị phải tiến hành kiểm tra, rà soát đối với việc thực hiện mục đích chuyển đổi sử dụng đất, cho thuê cũng như chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền. Đồng thời cũng tiến hàng xử lý các vi phạm trong việc cho thuê văn phòng, mượn nhà, đất không đúng quy định. Tiến hành rà soát, xử lý cũng như chịu trách nhiệm đối với một số cơ sở nhà, đất chưa đúng với quy định.
Xem thêm: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam báo lãi 1.216,2 tỷ đồng trong quý 1 tăng 261,4% so với cùng kỳ
Tâm Phạm