Thị trường BĐS Bình Thuận trở thành điểm sáng đầu tư giai đoạn cuối năm
“Bắt mạch” đà tăng trưởng du lịch
Du lịch biển đang được Chính phủ Việt Nam xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Theo kế hoạch, đến năm 2025 Việt Nam sẽ nằm trong top 50 quốc gia hàng đầu trên thế giới có năng lực cạnh tranh du lịch biển và đến năm 2030 sẽ nằm trong top 30. Đây được xem là cơ hội “cất cánh” cho thị trường mới nổi, còn nhiều dư địa để khai thác như Bình Thuận.
Thực tế, tiềm năng du lịch của miền biển Nam Trung Bộ này đã được nhận ra từ rất sớm khi thành phố Phan Thiết từng thu hút hàng trăm ngàn du khách đến chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần vào cuối năm 1995. So với các thị trường truyền thống, những ưu thế về điều kiện tự nhiên của Bình Thuận không hề kém cạnh khi sở hữu bãi cát trắng dài hơn 192km, khoảng 300 ngày nắng trong năm cùng nhiệt độ trung bình lý tưởng 27 độ C. Bên cạnh đó là di tích danh thắng đa dạng trải dài từ La Gi qua Kê Gà, Phan Thiết đến tận Mũi Né.
Về kết nối giao thông, hiện tại Bình Thuận chỉ có Quốc lộ 1 làm chủ lực. Tuy nhiên, 2 dự án trọng điểm là cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và sân bay Phan Thiết được dự báo về đích cuối năm nay sẽ tạo ra “cú hích” mạnh mẽ về hạ tầng cho địa phương.
Chưa kể, một loạt tuyến đường kết nối du lịch liên tỉnh như đường ven biển phía Nam ĐT.719, ĐT.719B, quốc lộ 28 và quốc lộ 28B kết nối với khu vực Tây Nguyên có kế hoạch thông xe trong năm sau. Đến năm 2025, cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam - Long Thành cách Kê Gà 1 giờ di chuyển dự báo sẽ cán đích.
Hệ thống hạ tầng đồng bộ từ sân bay, cao tốc, đường kết nối và các tuyến đường ven biển… đang ấn “nút chờ”, sau khi được kích hoạt sẽ giúp việc kết nối liên vùng đến Bình Thuận trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Theo đó, tuyến đường cao tốc khi hoàn thiện sẽ rút ngắn hành trình TP. Hồ Chí Minh đến Phan Thiết – Mũi Né chỉ còn 2 giờ lái xe. Từ khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ đến Vũng Tàu hay Bình Thuận đều tương đương về quãng đường kết nối. Còn với với du khách miền Bắc hay ở xa hơn, việc di chuyển bằng đường hàng không từ sau năm 2022 đã vô cùng thuận tiện.
Tọa độ nào là “điểm nóng” đầu tư?
Bắt kịp đà tăng trưởng du lịch của Bình Thuận, nhiều nhà đầu tư đã “đi trước đón đầu” tiềm năng tăng giá bất động sản nghỉ dưỡng biển tại đây.
Theo đại diện APEC Group – một trong các chủ đầu tư đang phát triển dự án tại Bình Thuận cho hay, lợi thế của địa phương là phát triển du lịch sau, vì vậy Bình Thuận có không gian quy hoạch bài bản, chỉnh chu, không bị chia nhỏ.
Tính đến đầu năm 2022, lĩnh vực du lịch của tỉnh đã thu hút khoảng 400 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký gần 60.000 tỷ đồng, tổng diện tích đất 6.300ha. Trong đó, hàng loạt tên tuổi lớn ngành địa ốc đang ghi dấu ấn với những tổ hợp nghỉ dưỡng – giải trí ấn tượng, đem đến sức bật mới cho du lịch địa phương. Đặc biệt, dải mặt tiền biển với sự xuất hiện các dự án resort, tổ hợp quy mô đang dần hình thành dáng dấp của một thủ phủ nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Ngay từ đầu năm, giới đầu tư mọi miền đã đổ về Bình Thuận, tích cực tìm hiểu các dự án tiềm năng. Khu vực Mũi Né – một điểm đến du lịch hấp dẫn của thành phố biển Phan Thiết – đang được gọi tên trong số các tọa độ “chiếm sóng” hàng đầu ở thời điểm hiện tại.
Thuộc top 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam theo bình chọn của travel2next.com, biển Mũi Né được đánh giá là viên ngọc thô đang chờ ngày mài sáng, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển của một khu du lịch cấp quốc gia.
Theo phân tích của anh Hoàng Minh, một nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng dày dạn kinh nghiệm, so với những điểm đến đã đầu tư mạnh về du lịch, Mũi Né còn thiếu những cơ sở lưu trú 5 sao, những dịch vụ du lịch cao cấp, níu chân du khách ở lại và chi tiêu nhiều hơn.
“Tín hiệu đáng mừng là Mũi Né đang thu hút các nhà đầu tư chiến lược, nâng tầm du lịch địa phương bằng những tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng quy mô, hứa hẹn đem lại nhiều trải nghiệm du lịch, giải trí, chăm sóc sức khỏe đa dạng. Đây cũng là cơ hội đầu tư vàng mười bởi bất động sản Mũi Né đang đứng trước chu kỳ tăng giá mới”, anh Hoàng Minh nhận định.
Với sự hoàn thiện hệ thống hạ tầng cùng những ưu thế tự nhiên vốn có, thời gian tới, Mũi Né được kỳ vọng sẽ phát triển đột phá, xứng đáng là khu du lịch quốc gia và là một trong những điểm đến hàng đầu của châu Á – Thái Bình Dương như định hướng vào năm 2030.