Thị trường ô tô: Vinfast đang ở đâu?
VinFast bứt phá mạnh mẽ, giành ngôi quán quân lượng xe bán ra đầu năm
Báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) thì tổng lượng ô tô con tiêu thụ trong nửa đầu năm 2021 đạt gần 154.000 xe. Dữ liệu trên cho thấy thời điểm này cao hơn kết quả khoảng 106.000 vào tháng 6/2020 gần 1,5 lần.
Hyundai đã vượt mặt Toyota để trở thành hãng xe bán chạy nhất Việt Nam với doanh số 34.035 xe. Hàn Quốc còn có thêm một hãng khác xe khác có sức tiêu thụ top 3 hãng xe có doanh số tốt nhất là Kia khi giao được hơn 21.000 xe.
Tuy vắng bóng trong top 3 nhưng các hãng xe Nhật vẫn được người Việt ưa chuộng với việc top 10 hãng xe bán chạy nhất vẫn tràn ngập những cái tên như: Toyota (thứ 2), Mitsubishi (thứ 5), Mazda (6), Honda (7), Suzuki (9) và Isuzu (10).
Đáng chú ý, trong nửa đầu năm 2021, VinFast - hãng xe Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trong những hãng xe bán chạy nhất tại thị trường với doanh số 15.938 chiếc.
Dòng xe VinFast Fadil 3 lần giành ngôi mẫu xe bán chạy nhất thị trường trong thời điểm tháng 6. Bên cạnh đó giữ luôn ngôi vị quán quân doanh số toàn thị trường trong nửa đầu năm.
Đây chính là câu trả lời chắc nịch nhất cho tham vọng của VinFast trên thị trường xe trong nước vốn đang có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Tuy chỉ là hãng xe non trẻ mới tham gia bán hàng nhưng VinFast đang dần khẳng định được bản lĩnh và vị trí trong top đầu doanh số xe bán ra.
Nguồn ảnh: CafeF
Diễn biến khác, hiện tại trong top những model bán chạy nhất vẫn đang là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Hyudai – Toyota.
Đây cũng là 2 thương hiệu có doanh số bán xe lớn nhất tại Việt Nam trong nhiều năm qua.
Nửa đầu 2021, Hyundai thể hiện sự vững vàng của mình với ba model bán chạy như Accent, Grand i10 và đặc biệt là Santa Fe trong bảng xếp hạng doanh số. Điều đặc biệt là một mẫu SUV 7 "bỗng nhiên" thường xuyên lọt vào danh sách những xe bán chạy nhất tại Việt Nam khi thị trường trước đây có xu hướng không hề ưa chuộng. Santa Fe đều đạt doanh số trên 1000 xe trong 2 tháng gần đây và hơn 5.000 trong nửa đầu năm cho thấy sức hấp dẫn của model này tại thị trường Việt Nam là cực lớn.
Còn, Toyota thì sức bật doanh số của hãng chủ yếu đến từ 2 cái tên Vios và Corolla Cross, cả hai đều thuộc phân khúc hạng B. Thực tế, Vios đang bám sát về doanh số so với Accent (9.623 xe so với 9.949 xe) do chạy đà muộn hơn. Tuy nhiên sau khi hãng thay đổi chiến lược bán hàng trong 2 tháng gần nhất thì mẫu xe này đã vượt mặt Accent về doanh số bằng những màn điều chỉnh giá hợp lý, tăng cạnh trang và thu hút người dùng.
Ô tô ngoại tràn ngập thị trường
6 tháng đầu năm 2021, Tổng cục Thống kê cho hay, thị trường Việt Nam đã nhập về khoảng 80.736 xe ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước, đạt giá trị 1,858 tỷ USD.
Dữ liệu trên vô cùng bất ngờ trong bối cảnh thị trường ô tô trong nước đang gặp nhiều khó khăn bởi những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. So sánh với cùng thời điểm năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng ô tô nguyên chiếc nửa đầu năm nay đã tăng 99,6% về lượng và tăng đến 102,5% về giá trị.
Riêng trong tháng 6/2021, ước tính cũng đã có khoảng 15.000 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước, đạt giá trị 357 triệu USD. Trong khoảng bốn tháng gần đây trở lại, xe ngoại nguyên chiế luôn duy trì quanh mốc 15.000 chiếc và giá trị vượt mốc 300 triệu USD. Con số trên cũng thể hiện các mốc kim ngạch nhập khẩu mặt hàng ô tô nguyên chiếc đang ở mốc cao nhất tính từ đầu năm 2019 đến nay.
Thống kê về lượng xe nhập về VN trong những tháng đầu năm 2021. Nguồn: VnEconomy
Mâu thuẫn là bởi thị trường ô tô Việt Nam nửa đầu năm nay đang phải gặp khó khăn khi phải vượt qua những trở ngại do tình hình dịch bệnh. Rõ ràng, theo suy luận thông thường thì hầu hết các ngành nghề và dịch vụ đều vấp phải những khó khăn. Tuy nhiên, bất chấp điều đó thị trường ô tô lại đạt được tỷ lệ tăng trưởng đáng kể.
Các chuyên gia cho rằng đại dịch Covid-19 dường như đang gián tiếp tác động đến việc "huy động" nguồn tiền nhàn rỗi của người dân vào một số lĩnh vực như đầu tư chứng khoán, ngoại tệ, bảo hiểm, bất động sản và cả việc mua sắm ô tô.
Hiện tại, các hãng sản xuất xe nội đang đối mặt với nhiều áp lực trước những diễn biến trên. Để bảo vệ quyền lợi của ngành ô tô nội địa, mới đây Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành về Dự thảo Tờ trình Chính phủ với nội dung chính là đề xuất tiếp tục thực hiện Chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (thực hiện từ ngày 16/11/2017 và sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2022).
Cụ thể, các doanh nghiệp phù hợp với các điều kiện nằm trong Chương trình ưu đãi trên được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu là 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được.
H.S
Xem thêm: Thị trường xe tháng 5: Tiếp đà giảm, doanh số xe Nhật đứng chót